Thứ Ba, 22/11/2016 10:47

Mực nước biển có thể dâng thêm tới hơn 2m vào năm 2100

Mực nước biển có thể dâng thêm tới hơn 2m vào năm 2100 và có thể nhấn chìm những thành phố lớn như New York hay Thượng Hải, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng tới 5 độ C.

Giảm lượng khí thải Carbon sẽ hạn chế mực nước biển dângNước biển sẽ dâng khoảng 1m ngay cả khi đạt mục tiêu khí hậuMực nước biển dâng nhanh gấp 3 lần so với năm 1992

Băng trôi trên sông băng Collins ở Nam Cực. Nguồn: AFP/TTXVN

Đây là kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học vừa được công bố ngày 20/5 trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.

Kết quả này cho thấy dù cả thế giới vẫn được cảnh báo biến đổi khí hậu gây ra mực nước biển ngày càng dâng cao, song mức dự báo nước biển sẽ cao thêm khoảng 0,9m vào năm 2100 được công bố từ trước đến nay là chưa chính xác và chưa đánh giá hết rủi ro tiềm ẩn.

Kênh truyền hình Fox News cho rằng nếu khả năng mực nước biển dâng hơn 2m như các nhà khoa học mới công bố là có thể xảy ra thì mức độ hủy diệt sẽ rất khủng khiếp. Nhiệt độ tăng 5 độ C sẽ làm giảm đáng kể mức độ đóng băng ở Greenland cũng như ở Nam Cực.

Để có thể dễ dàng so sánh, theo báo cáo năm 2013 của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc, nếu mực nước biển cao thêm khoảng 1m sẽ dẫn tới việc Trái Đất mất đi một phần đất có độ lớn tương đương nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh cộng lại.

Kết quả nghiên cứu mới cho thấy mực nước biển hiện nay mỗi năm đã dâng cao thêm 3mm. Nếu kịch bản xấu nhất xảy ra với nhiệt độ toàn cầu nóng lên 5 độ C thì khoảng 1,79 triệu km2 đất đai, lớn gấp hơn ba lần bang California, sẽ bị nhấn chìm dưới biển và 187 triệu người, khoảng 2,5% dân số thế giới sẽ có nguy cơ biến mất cùng/hoặc chỗ ở.

Nhóm tác giả nghiên cứu mới cũng cho rằng báo cáo Liên hợp quốc 2013 chưa đi tới tận cùng của vấn đề và mới chỉ ra những khả năng "chắc chắn" sẽ xảy ra, chưa dự báo về những khả năng có thể xảy ra, và như vậy có thể làm lạc hướng các nhà hoạch định chính sách, khiến họ không đánh giá hết được những rủi ro tiềm ẩn để từ đó đưa ra các quyết định đối phó phù hợp.

Nghiên cứu mới đánh giá các kịch bản các mức nước biển dâng có khả năng xảy ra trong khoảng từ 5-95%, trong khi nghiên cứu của Liên hợp quốc năm 2013 chỉ đưa ra các dự báo có 17-83% khả năng xảy ra và dự báo nhiệt độ chỉ tăng trong khoảng 2 độ C.

Trên thực tế, việc mực nước biển tăng tới 5 độ C về mặt khoa học là rất khó xảy ra (chỉ 5% khả năng), song trưởng nhóm dự án nghiên cứu, Giáo sư Jonathan Bamber thuộc Đại học Bristol, cho rằng vẫn cần thiết phải xem xét, đánh giá và không nên coi thường.

Các nhà khoa học cũng nhận định rằng nhân loại vẫn còn thời gian để tránh được thảm họa tệ nhất có thể xảy ra nếu tích cực giảm thiểu mức độ khí thải nhà kính trong những thập kỷ tới.

Theo Vietnam+

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.