Thứ Bảy, 26/11/2016 21:06

Lãnh đạo thế giới cam kết thúc đẩy hành động khí hậu

Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra tại Nhật Bản vào tháng 6 tới, thị trưởng của một số quốc gia trên thế giới vừa kêu gọi lãnh đạo nhóm các nước G20 nắm lấy cơ hội và hành động tham vọng hơn để chống lại biến đổi khí hậu.

G20: Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ phục hồi vào nửa cuối năm nayTổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc có thể gặp nhau tại Hội nghị G20G20 kêu gọi sử dụng công nghệ hiệu quả

Biến đổi khí hậu là thách thức cấp bách, cần sự chung tay của các nước. Ảnh: The Diplomat

“Biến đổi khí hậu là thách thức cấp bách nhất trong thế kỷ 21, không chỉ vì những tác động của nó đến hệ sinh thái, mà còn vì ảnh hưởng đến đời sống, tài nguyên và an ninh lương thực, vận tải và bất bình đẳng xã hội”, giới lãnh đạo bao gồm thị trưởng và thống đốc của 30 thành phố: Berlin, Buenos Aires, Chicago, Jakarta, London, Los Angeles, New York, Osaka, Paris, Rome, Seoul, Sydney và Tokyo... với tổng dân số 126 triệu người cho hay.

Được biết, trước đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã xác định biến đổi khí hậu sẽ là một trong những chủ đề chính được bàn bạc và thảo luận sâu tại Hội nghị Thượng đỉnh G20. 

Trên thực tế, các lãnh đạo đã lên kế hoạch hành động chi tiết. Trong đó, các nước G20 được kêu gọi cùng hợp tác với các thành phố trong việc thiết lập mục tiêu và phát triển lộ trình hướng đến đạt được mục tiêu muộn nhất vào năm 2050 sẽ khử Carbon. Cụ thể, thế giới cần vạch rõ con đường đạt mức phát thải nhà kính thấp vào năm 2020, sau đó nỗ lực giảm đáng kể lượng phát thải vào năm 2030 và hầu như không phát thải vào năm 2050.

Ngoài ra, các thị trưởng và thống đốc cũng kêu gọi nhóm các nước G20 hợp tác với chính quyền địa phương về nhiều hành động khác bao gồm: đảm bảo sử dụng 100% điện tái tạo vào năm 2030 và 100% năng lượng tái tạo vào năm 2050; thúc đẩy nghiên cứu, hợp tác để tăng tốc quá trình sản xuất và chuyển sang sử dụng phương tiện không phát thải; từng bước xác định và giảm thiểu sử dụng nhựa khó tái chế và xem xét các quy tắc quốc tế để giải quyết triệt để vấn đề này...

Bên cạnh những khuyến nghị về biến đổi khí hậu, bản kế hoạch cũng đề xuất chuỗi hành động hội nhập xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The Diplomat)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023
6 xu hướng chính cần theo dõi trong năm 2023

Đại dịch COVID-19 đang diễn ra, những cú sốc địa chính trị và lạm phát kéo dài dự kiến sẽ tiếp tục là những rủi ro chính trong năm 2023. Tuy nhiên, châu Á có thể sẽ là một điểm sáng trong bối cảnh những cơn gió ngược ngày càng gia tăng, khi khả năng phục hồi của khu vực một lần nữa được thể hiện.

Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine
Dịch cúm gia cầm điều hướng thế giới mở rộng kế hoạch tiêm chủng vaccine

Tính từ năm 2015, Nông dân chăn nuôi vịt người Pháp Herve Dupouy đã 4 lần phải tiêu hủy đàn vịt của mình để ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm gia cầm. Dù vậy, khi đợt dịch một lần nữa bùng phát trong trang trại của ông, người nông dân Pháp Herve Dupouy khẳng định, đã đến lúc phải chấp nhận giải pháp tiêm chủng cho gia cầm.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.