Thứ Hai, 05/12/2016 15:09

Những người lính không sợ hiểm nguy

Đối với cán bộ, nhân viên đang công tác tại Ban Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh, ở đâu có bom mìn, vật liệu nổ sót lại là họ lại có mặt. Họ được mệnh danh là “Những người lính không sợ hiểm nguy”.

Những người lính trở về từ cung đường huyền thoạiLặng lẽ dấu chân cựu chiến binh – bài 3: Khi người dân đồng thuận

Lính công binh đưa bom được phát hiện tại A Lưới đi huỷ nổ

Có mặt và xử lý kịp thời

Một hôm, đang làm việc, bỗng chuông điện thoại của tôi vang lên. Tiếng Đại úy quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) Nguyễn Viết Tình, nhân viên Ban Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh khẩn trương: “Đi thu gom, tiêu hủy bom mìn chú ơi…”. Không một chút chần chừ, tôi chuẩn bị máy móc thiết bị đầy đủ và sẵn sàng lên đường tác nghiệp.

Xe chở chúng tôi theo hướng huyện Phong Điền nhanh chóng lăn bánh. Theo thông tin, trong khi đi làm đồng, người dân thôn Phú Lộc, xã Phong Chương (Phong Điền) phát hiện 1 quả bom và đã kịp thời báo với các cơ quan chức năng để tháo gỡ, xử lý.

Tại hiện trường, quả bom được phát hiện nằm sát mép bờ sông, thuộc cánh đồng lúa của người dân thôn Phú Lộc. Quả bom dài 1,5m, đường kính 40cm; trọng lượng tương đương 350kg, nằm ở vị trí rất khó thu gom xử lý. Cán bộ, nhân viên Ban Công binh cùng cán bộ Ban CHQS huyện Phong Điền phải dùng các biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành và bằng kinh nghiệm mới di chuyển quả bom lên bờ an toàn.

Đại úy QNCN Nguyễn Viết Tình cho hay: “Quả bom được tìm thấy là loại bom rất nguy hiểm, có sức công phá lớn và bán kính sát thương rộng nên khi xử lý, mọi hành động của cán bộ, chiến sĩ phải bảo đảm đúng nguyên tắc và hết sức nhẹ nhàng. Để di dời được quả bom từ cánh đồng lúa lên bờ, chúng tôi phải dùng thuyền của người dân để vận chuyển khoảng cách gần 500m…”. Sau khi thu gom quả bom, lực lượng Ban Công binh đã đưa đến bãi nổ và tổ chức kích nổ tiêu hủy đúng quy trình, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Cùng trong thời điểm này, trong khi đào móng chuẩn bị làm nhà, gia đình ông Hoàng Công Thành ở thôn Quảng Hợp, xã Sơn Thủy (A Lưới) phát hiện một quả bom. Nhận được tin báo, các cán bộ, nhân viên Ban Công binh lại tức tốc lên đường. Xe chuyên dụng chở chúng tôi lên đến nhà ông Thành cũng là lúc mặt trời lên cao ngang ngọn cây. Mùa này, A Lưới nắng nóng khắc nghiệt, trong khi quả bom lại nằm ngay trong vùng dân cư đông đúc nên vô cùng nguy hiểm.

Xe dừng bánh, không một phút nghỉ ngơi, cán bộ, chiến sĩ lực lượng công binh bắt tay ngay vào công việc. Người đào, người kiểm tra hiện trạng, người chuẩn bị bao cát, dây gánh… Tại hiện trường, lực lượng công binh tổ chức rà và phát hiện quả bom nằm sâu dưới lòng đất khoảng gần 1,5m; bom có chiều dài gần 2m, đường kính 40cm, mặt ngoài quả bom đã bị hoen rỉ, nhưng ngòi nổ vẫn còn nguyên vẹn.

Quả bom có trọng lượng khoảng hơn 500kg, do Quân đội Mỹ ném xuống trong những năm chiến tranh. Theo cán bộ, nhân viên lực lượng công binh, nếu xảy ra nổ, quả bom này có sức công phá và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn.

Sau gần 3 giờ đồng hồ làm việc đầy trách nhiệm, nghiêm túc, các cán bộ, nhân viên Ban Công binh đã thu gom, di chuyển và tổ chức tiêu hủy quả bom bảo đảm an toàn.

Người dân không nên tự ý thu gom

Đại úy Tôn Thất Bảo Phúc, Trưởng ban Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ CHQS tỉnh chia sẻ: “Nhiệm vụ thu gom, xử lý bom, mìn, vật liệu nổ là công việc hết sức nguy hiểm và gặp không ít khó khăn. Địa bàn hoạt động rộng khắp cả tỉnh, không kể mưa, nắng, gió bão, ngày đêm, ở đâu báo có bom mìn là ở đó có mặt cán bộ, chiến sĩ lực lượng công binh. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và bảo đảm an toàn, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng công binh luôn không ngừng cố gắng, khắc phục khó khăn, thường xuyên trau dồi, cập nhập kiến thức mới để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khi tổ chức lực lượng đi thu gom, xử lý, chỉ đến khi quả bom, mìn, lượng đạn được kích nổ bảo đảm đúng quy trình, an toàn thì khi đó chúng tôi mới xong nhiệm vụ, mới dám nghỉ ngơi…”.

Trong những năm qua, công tác thu gom, xử lý bom, mìn, vật liệu nổ được các cấp, ngành và Bộ CHQS tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo và tổ chức lực lượng tham gia thu gom, xử lý đạt hiệu quả. Hàng năm, lực lượng công binh đã trực tiếp thu gom, xử lý, tiêu hủy hàng trăm tấn bom, mìn, vật liệu nổ, giải phóng hàng ngàn héc ta đất cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho Nhân dân.

Tuy nhiên, theo thống kê, hiện nay trên địa bàn của tỉnh, lượng bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh vẫn còn rất nhiều và nằm rải rác khắp tỉnh; nguy cơ tai nạn bom, mìn, vật liệu nổ là rất nguy hiểm và hậu quả tương đối lớn… “Vì vậy, để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản, khi phát hiện bom, mìn, vật liệu nổ, người dân không nên tự ý thu gom mà phải kịp thời báo cáo về các cơ quan chuyên trách như Ban CHQS huyện và Ban Công binh, Bộ CHQS tỉnh để cử lực lượng đến thu gom và xử lý”, Đại úy Tôn Thất Bảo Phúc chia sẻ.

Bài, ảnh: Lê Sáu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những người chinh phục đất cằn
Những người chinh phục đất cằn

Ngắm vườn rau đủ loại, xanh mơn mởn; giàn bí trĩu nặng, chi chít quả, có ai biết rằng diện tích tăng gia này trước kia là vùng đất bạc màu hoang hóa. Các anh, những người lính trên vùng cao A Lưới đã cải tạo đất khô cằn, sỏi đá thành ruộng vườn màu mỡ, mang về những mùa bội thu.

Về với cội nguồn
Về với cội nguồn

Đó là chủ đề của Chương trình tri ân mà những người lính mang áo Blouse trắng xác định, khi trở về với tình đất, tình người sâu nặng nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7.

Đi về phía Nhân dân
Đi về phía Nhân dân

Khi dịch bệnh hoành hành, thiên tai khắc nghiệt, những người lính thời bình lại “ra trận”. Họ sẵn sàng đương đầu với hiểm nguy để nhận nhiệm vụ nơi tuyến đầu…

Ấn tượng về tác phẩm của những người lính cầm bút
Ấn tượng về tác phẩm của những người lính cầm bút

Do diễn biến của đại dịch COVID-19, Thừa Thiên Huế là 1/33 điểm cầu của cả nước kết nối với Hà Nội tham dự Hội nghị Tổng kết và công bố giải thưởng Liên hoan truyền hình toàn quân (LHTHTQ) lần thứ XIII-năm 2021, do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) tổ chức ngày 10/1/2022.

Họ là những người lính tuyên truyền
Họ là những người lính tuyên truyền

Họ không phải là những người làm nhiệm vụ nơi tuyến đầu chống dịch, không phải là những người lính đi tìm kiếm, cứu nạn thiên tai, nhưng họ luôn có mặt ở đó, những “điểm nóng” cùng đồng đội ghi lại những thước phim, bức hình sống động. Không ngần ngại dấn thân cùng “nghề báo”, họ đã đưa đến cho bạn đọc những thông tin chân thật nhất…