Thứ Sáu, 30/12/2016 20:25

CPTPP mở rộng cửa cho doanh nghiệp Việt đầu tư vào Canada

Các doanh nghiệp Việt Nam đang được khuyến khích khai thác các cơ hội kinh doanh tại Canada khi quốc gia này tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài, sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực, bài viết trên Asia News Network cho hay.

Nhật Bản và Canada đánh giá cao lợi ích của hiệp định CPTPPDoanh nghiệp tăng xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế từ CPTPP

Hiệp định CPTPP mang lại nhiều cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam - Canada. Ảnh: CPTPP Investment

Trong một hội thảo về cơ hội kinh doanh với Canada thông qua CPTPP được tổ chức cuối tuần qua, ông Bryon Wilfert, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến thương mại và đầu tư Canada tại Việt Nam cho biết nước này muốn tận dụng CPTPP để thúc đẩy hợp tác thông qua việc hạ thuế cơ bản.

Theo ông Wilfert, các doanh nghiệp từ hai nước đang đứng trước cơ hội có một không hai để tăng cường thương mại và đầu tư khi hàng rào thuế quan - trở ngại lớn nhất trong việc hợp tác kinh tế - sẽ được loại bỏ.

Theo hiệp ước, Canada sẽ cắt giảm thuế đối với 95% hàng nhập khẩu từ Việt Nam xuống 0%, chiếm 78% tổng doanh thu xuất khẩu của Việt Nam sang Canada.

Thương mại của Canada với Việt Nam gần đây đã được tăng cường với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 1,46 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2019, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tổng hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Canada trị giá 1,18 tỷ USD, tăng 43,7%.

Mặc dù đã có sự tăng trưởng, nhưng những con số này thấp hơn đáng kể so với kim ngạch thương mại của Việt Nam với các đối tác thương mại hàng đầu như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ông Wilfert cho rằng, trong bối cảnh hai nền kinh tế Việt Nam - Canada có tính bổ trợ cao cho nhau, thông qua CPTPP, Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu trong các lĩnh vực thế mạnh như hải sản, sản phẩm gỗ, dệt may, giày dép và nông sản; ngược lại, Canada muốn thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mạnh nhất như năng lượng và công nghệ sạch, xử lý chất thải và nguồn nước.

Canada cũng hy vọng sẽ tăng đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và với các nước ASEAN khác thông qua Việt Nam.

Nhiều cơ hội đầu tư

CPTPP là hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên giữa Việt Nam và Canada, từ đó cung cấp một cơ sở pháp lý quan trọng cho không chỉ thương mại mà cả hoạt động đầu tư cho các doanh nghiệp của cả hai nước.

Ông Vince Lalonde, Giám đốc dịch vụ Xuất nhập cảnh - Đầu tư của công ty luật Pace nhận định rằng các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng hiệp ước này và chính sách đầu tư nước ngoài ưu đãi của Canada để chuyển từ vị thế “nhà đầu tư thụ động” trở thành “nhà đầu tư chủ động” tại Canada.

Đầu tư thụ động là một chương trình đầu tư phổ biến, không có rủi ro nhưng cũng không mang lại lợi nhuận khi người nước ngoài (trong đó có người Việt Nam) đầu tư một khoản tiền vào Canada và lấy lại tiền sau 5 năm cùng với thẻ thường trú cho các nhà đầu tư và gia đình họ. Tuy nhiên với CPTPP, các nhà đầu tư Việt Nam có thể tích cực hơn và trở thành chủ sở hữu của một doanh nghiệp ở Canada bằng cách thuê nhân viên địa phương. Để thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ Canada cũng đã nới lỏng yêu cầu đối với các nhà đầu tư ở lại trong nước, khi không bắt buộc một nhà đầu tư phải ở lại Canada trong 24 tháng để có được giấy phép cư trú, ông Vince cho biết thêm.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ ANN)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.