Thứ Bảy, 11/02/2012 04:00

Giải quyết tạm thời rác thải tồn đọng

Trong lúc chờ đợi "vận hành" đề án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt ở các xã vùng xa, vùng khó khăn, Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh đã hỗ trợ kinh phí làm điểm mô hình lò đốt rác mi-ni tại hộ gia đình các xã của các huyện Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền và Hương Thủy, tạm thời xử lý cấp bách rác thải tồn đọng ngày càng lớn ở các địa phương.

Lò đốt rác cố định tại Vinh Phú hạn chế ô nhiễm môi trường

Giảm thiểu ô nhiễm

Từ gần 2 tháng nay, gia đình bác Lê Cho ở thôn Trường Hà và nhiều hộ gia đình, trường mầm non trên địa bàn xã Vinh Phú áp dụng lò đốt rác mi-ni để xử lý rác thải sinh hoạt hằng ngày. Bác Lê Cho cho hay, gia đình bác kinh doanh dịch vụ ăn uống, lượng rác thải hằng ngày khá nhiều so với những hộ khác. Trước đây, khi chưa có lò đốt rác mi-ni, gia đình tiện đâu đốt đó, có lúc còn xả xuống đầm, xuống ao hay khắp các góc vườn. Từ khi có lò đốt rác cố định, môi trường trong vườn nhà sạch sẽ hẳn, việc xử lý rác thuận tiện.
Hiện nay, xã Vinh Phú có 20 hộ gia đình được hỗ trợ xây dựng lò đốt rác mi-ni với kinh phí đầu tư mỗi lò 600 ngàn đồng. Lò đốt này có quy mô đơn giản, mang tính thủ công, được xây bằng gạch. Chiều cao lò 0,75m, ngang 1 m, rộng 0,8. Khi xây dựng phải chọn vị trí có hướng gió thích hợp, đảm bảo môi trường.
Hiện nay, một số hộ có lò đốt đã bỏ đi thói quen thải rác ra đầm phá, ao hồ, các bãi đất trống. Người dân có ý thức phân loại rác. Rác hữu cơ được bà con ủ lại một góc để bón cho cây trồng, loại nào làm thức ăn được cho cá, tôm thì đem thả xuống hồ; rác vô cơ thì cho vào lò đốt. Mỗi lần đốt không gây khói, ô nhiễm như lo ngại.
Ông Hồ Văn Nhất, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Phú cho biết, xã còn nghèo, dân cư sống rải rác trên 7km, chưa có điều kiện thu gom, vận chuyển rác, nên mô hình lò đốt rác tại hộ gia đình rất phù hợp với địa phương, giúp một số hộ dân ở Vinh Phú xử lý rác hàng ngày, giảm lượng rác tồn đọng gây ô nhiễm môi trường cục bộ.
Tạo ý thức cho người dân
Trước thực tế nhiều địa phương khu vực nông thôn đang lúng túng trong việc xử lý rác thải, Qũy Bảo vệ môi trường tỉnh đã hỗ trợ cho 4 huyện gồm Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền và thị xã Hương Thủy, bình quân mỗi huyện 15 triệu đồng để thực hiện thí điểm mô hình xây dựng lò đốt rác mini tại hộ gia đình. 
Việc áp dụng mô hình này đơn giản, dễ thực hiện, giải quyết tại chỗ rác thải sinh hoạt của các hộ gia đình, không tốn diện tích và hạn chế gây ô nhiễm do rác được vứt bừa bã. Về mùa hè, những lò đốt này không cần mái che, nhưng mùa mưa, các hộ gia đình sẽ lắp thêm mái đậy để việc đốt rác được thuận tiện và liên tục.
Theo ông Nguyễn Hữu Quyết, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Qũy Bảo vệ môi trường, việc ứng dụng lò đốt rác mini tại hộ gia đình có 2 nhược điểm cần lưu ý, đó là dễ gây ô nhiễm thứ cấp, nhất là nếu nhiều nhà ở liền kề cùng đốt đồng loạt một lúc và không thể triển khai ở các khu vực đô thị và trên dọc các tuyến đường lớn. Ngược lại, mô hình này có ưu điểm là tạo ý thức, thói quen phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt tại chỗ cho người dân.
Ông Nguyễn Hữu Quyết cũng cho rằng, phải qua thời gian mới đánh giá được kết quả và tính phù hợp với mỗi địa phương để xem xét nên hay không việc mở rộng mô hình này. Đồng thời xem xét sau quá trình áp dụng thực tế, những lò đốt rác tại hộ gia đình này có cần cải tiến kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng hay không. Nhưng trước mắt, đây vẫn là giải pháp tạm thời để xử lý mối bức bách về rác thải cho những vùng khó, vùng sâu xa chưa thể thành lập tổ thu gom và vận chuyển rác đến bãi xử lý rác tập trung của tỉnh.
Bài, ảnh: Hoài Thương
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.