Thứ Hai, 08/05/2017 10:45

Năm 2020 sẽ quy hoạch xong báo chí bộ ngành, địa phương

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Hiện nay, chúng ta có 868 cơ quan báo chí, gồm báo, tạp chí, đài phát thanh truyền hình.

Bộ trưởng các Bộ: Công thương, Nội vụ đăng đàn trong ngày thứ hai chất vấn và trả lời chất vấnKỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Trấn áp tội phạm có tổ chức, đẩy nhanh tiến độ điều tra, xét xử án kinh tếKỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV: Chất vấn 4 nhóm vấn đề lớn trong tuần làm việc thứ 3

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8 với hoạt động chất vấn các thành viên Chính phủ,sáng nay (08/11) Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn

Trả lời chất vấn đại biểu Đặng Thị Phương Thảo, đoàn Nam Định về tình trạng "báo hóa" tạp chí, trang thông tin điện tử, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: đây là hoạt động sai Luật báo chí. Hiện nay chúng ta quản lý báo chí thông qua tôn chỉ, mục đích vì báo chí là cơ quan ngôn luận của cơ quan chủ quản và mỗi cơ quan chủ quản đều có lĩnh vực hoạt động của mình.

Theo Bộ trưởng, trong luật ghi tạp chí khác báo ở chỗ là tập trung vào chuyên ngành và định kỳ. Vừa qua có tình trạng một số tạp chí xa rời những điều này. Cũng điều tra, phóng sự, tin thời sự, tin chính trị vượt quá tôn chỉ mục đích cũng như các quy định về tạp chí. Bộ có nhìn thấy và gần đây nhất đã có một buổi họp của Ban Tuyên giáo Trung ương, lãnh đạo Chính phủ, Hội nhà báo và Bộ TT&TT bàn câu chuyện trên. Hội nghị thống nhất đưa ra những giải pháp. 

"Tôi nghĩ có hai giải pháp. Một là về mặt quy định pháp luật, chúng ta phải làm tường minh câu chuyện thế nào là chuyên ngành, thế nào là định kỳ. Hai là quy hoạch lại các cơ quan báo chí. Khi quy hoạch lại bao gồm việc cấp lại giấy phép, trong giấy phép đó có phần tôn chỉ, mục đích  thì phải làm rõ tôn chỉ, mục đích của từng cơ quan báo chí. Hiện nay có một tình trạng các báo, tạp chí cùng đưa một sự kiện mà đáng lẽ là mỗi một tờ báo cần làm sâu lĩnh vực của mình để tạo một không gian toàn cảnh cho đất nước hiện nay"- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay.

Đại biểu Đặng Thị Phương Thảo, đoàn Nam Định. Ảnh: Quochoi

Tuy nhiên, đại biểu Đặng Thị Phương Thảo chưa thỏa mãn với câu trả lời của Bộ trưởng và cho rằng, nếu chúng ta có nhiều biện pháp thì liệu có giải quyết được gốc rễ vấn đề hay không trong khi nguyên nhân chính là các tạp chí lúng túng trong hoạt động và không rõ ràng hai mục tiêu: vừa hoạt động báo chí vừa hoạt động kinh tế. Đại biểu Thảo đề nghị Bộ trưởng cho biết những giải pháp căn cơ để giải quyết tình trạng nêu trên. 

Về băn khoăn này, Bộ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, chỉ có thể quản lý để hạn chế chứ không thể có giải pháp căn cơ. Tuy nhiên, cũng phải nghĩ đến đời sống của anh em.

“Đây là trăn trở rất lớn của cá nhân tôi. Hiện 41.000 người đang sống bằng hoạt động báo chí. Nguồn thu từ quảng cáo trước đây khoảng 26.000 tỷ đồng, giờ chỉ còn 13.000 tỷ đồng, một nửa rơi vào mạng xã hội. Anh em tự bơi nên rất khó khăn”.

Bộ trưởng bộc bạch, đồng thời cho biết: Thực tế này đòi hỏi trách nhiệm của cơ quan chủ quản. Họ phải làm sao vừa bảo đảm điều kiện hoạt động, vừa để anh em có thể sống bằng nghề. Thứ hai là Nhà nước đặt hàng cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ chính trị, có nguồn kinh phí để đặt hàng. Các công ty truyền thông xã hội nước ngoài, các nền tảng xã hội nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cũng có thể là một nguồn thu để chúng ta có kinh phí.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả chất chất vấn trong phiên họp sáng 8/11

Trả lời đại biểu Nguyễn Thị Hồng Vân, đoàn Phú Yên về quy hoạch và quản lý mạng lưới báo chí phát thanh truyền hình, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Hiện nay, chúng ta có 868 cơ quan báo chí, gồm báo, tạp chí, đài phát thanh truyền hình. Trung ương cũng nhận thấy cần phải sắp xếp lại theo hướng mỗi tờ báo, mỗi tạp chí, mỗi đài phát thanh có những lĩnh vực chuyên sâu của mình để phản ánh toàn cảnh xã hội Việt Nam, đồng thời chấn chỉnh lại hoạt động báo chí sau một thời gian có sự buông lỏng"

Theo bộ trưởng, hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ký quy hoạch báo chí và Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành kế hoạch sau đó 2 tháng, tức là tháng 4 Thủ tướng ký quy hoạch thì tháng 6/2019 Bộ ban hành một kế hoạch gồm 2 bước: bước một là trong năm 2019 thì quy hoạch xong các cơ quan báo chí của các hộ, khoảng 40 hộ. Năm 2020 thì thực hiện xong quy hoạch báo chí của các bộ ngành và các địa phương. 

Nhân đây, Bộ trưởng cũng mong muốn các địa phương, các bộ ngành quan tâm, chỉ đạo để thực hiện tốt quy hoạch này.

Trong buổi sáng nay, nội dung chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng sẽ tập trung vào công tác quản lý báo chí, quản lý giấy phép trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, truyền hình; cấp, thu hồi thẻ nhà báo. Công tác quản lý thông tin điện tử, nhất là các trang thông tin điện tử, mạng xã hội; quản lý quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng. Về ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng Chính phủ điện tử.

Chốt lại 3 ngày chất vấn, chiều nay 8/11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ báo cáo làm rõ thêm các vấn đề liên quan thuộc trách nhiệm điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chọn loài và vùng trồng dược liệu theo hướng sản phẩm hàng hóa chủ lực
Chọn loài và vùng trồng dược liệu theo hướng sản phẩm hàng hóa chủ lực

Trồng cây dược liệu gì, ở đâu, diện tích bao nhiêu và những loài nào để có khả năng tạo ra sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP, sản phẩm cung ứng cho thị trường quy mô lớn...là những vấn đề được đặt ra tại hội thảo "Quy hoạch phân vùng nguyên liệu dược liệu trên địa bàn tỉnh" do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế và Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn quản lý tài nguyên tổ chức chiều 19/12.