Thứ Năm, 18/05/2017 10:44

Cá tra Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt

Tin vui được Mỹ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) cá da trơn của Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ chưa lâu, thì ngành cá tỷ USD của Việt Nam tiếp tục bị bủa vây tứ phía, với nhiều đối thủ như Ấn Độ, Indonesia, thậm chí cả Trung Quốc. Từ vị thế “một mình một chợ”, cá tra Việt Nam đang rơi vào thế “vạn người bán... ít người mua”.

Giá cá tra giảm chạm đáy, mục tiêu xuất khẩu thuỷ sản 10 tỷ USD gặp khóNhiều tín hiệu vui cho doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang EUXuất khẩu cá tra hướng tới mục tiêu 2,4 tỷ USDKim ngạch xuất khẩu cá tra có thể đạt 2,2 tỷ USD

Người nuôi cá tra của Việt Nam đang phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ mới từ Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc. Ảnh: Bình Phương

Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), trong 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cá tra sang Mỹ chỉ đạt gần 210 triệu USD, giảm tới gần 44% so với cùng kỳ năm ngoái và dự báo mức giảm chưa dừng lại ở đó. Thế nhưng, trong cảnh bế tắc, mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức công bố quyết định công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) cho cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Đây là một trong những tín hiệu vui cho ngành cá tra Việt Nam, trong bối cảnh “con cá tỷ USD” đang ngụp lặn tại thị trường Mỹ lâu nay. Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad, Bộ NN&PTNT) cho biết, với việc Mỹ công nhận tương đương, ngành cá tra Việt Nam đã vượt qua các rào cản lớn từ đạo luật Nông nghiệp 2014 (Farm Bill 2014) Mỹ- được cụ thể hóa bằng chương trình thanh tra cá da trơn, ban hành hồi tháng 3/2016.

Theo ông Tiệp, Mỹ là thị trường yêu cầu khắt khe còn cao hơn cả Nhật và châu Âu, do vậy, việc vượt qua rào cản của Mỹ, sẽ giúp cá tra Việt Nam dễ tiếp cận và mở rộng thị trường sang Mỹ cũng như các nước khác.

Khó khăn bủa vây

Năm ngoái, giá cá tra có lúc cao kỷ lục trên 36.000 đồng/kg, khiến người nuôi đổ xô đào ao thả cá. Có thời điểm, lãnh đạo Bộ NN&PTNT phải vào tận nơi như ở Long An để “phanh” việc mở rộng ồ ạt diện tích nuôi cá tra. Do nguồn cung lớn, khiến giá cá giảm sâu. Dẫu vậy, sau một thời gian giá cá tụt xuống 18.000-19.000 đồng/kg, hiện đã cải thiện ở mức 21.000-22.000 đồng/kg.

Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Thủy sản cho biết, năm trước, một số hộ dân do giá cá quá cao, nên đã phá hợp đồng với doanh nghiệp liên kết, bán cá ra ngoài.

“Còn bây giờ, khi giá cá xuống thấp, có doanh nghiệp cho các hộ đó “quay đầu”, có doanh nghiệp từ chối mua, dẫn đến hiện tượng bà con bán cá dưới giá thành, gây lỗ”, ông Luân nói. Tuy nhiên, trong khi Việt Nam vẫn còn luẩn quẩn trong thị trường “một mình một chợ”, thì các nước xung quanh như Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc… cũng đã nuôi cá tra, biến Việt Nam thành đối thủ.

Hiện tại sản lượng cá tra Việt Nam đạt 1,3 triệu tấn, nhưng Ấn Độ cũng có tới 650.000 tấn, Bangladesh 450.000 tấn, Indonesia 110.000 tấn. Thậm chí ngay cả Trung Quốc cũng đã nuôi và thu hoạch 10.000 tấn cá tra ở đảo Hải Nam.

“Sản phẩm cá tra của các nước này đã tham gia vào thị trường xuất khẩu, dù đang chiếm thị phần nhỏ nhưng việc họ đầu tư tăng sản lượng nuôi sẽ gây cạnh tranh lớn với các doanh nghiệp Việt Nam”, ông Luân nói.

Cũng theo ông Luân, hiện cá tra đã có gần 100 sản phẩm giá trị giá tăng, đây là điều chúng ta đã đi trước một bước, tránh bị cạnh tranh các sản phẩm thông thường… Tuy vậy, lo ngại các nước cạnh tranh là có cơ sở, nếu không phát triển trước, các nước sẽ bám đuổi theo.

Theo Tiền phong

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.