Thứ Hai, 17/07/2017 19:33

Tết Huế qua một số nghề truyền thống

Ngày 17/1, Bảo tàng Văn hóa Huế mở cửa phòng trưng bày chuyên đề “Tết Huế qua một số nghề truyền thống”, nhằm giới thiệu đến công chúng nét đẹp riêng của tết Huế qua các sản phẩm thủ công truyền thống.

Bảo tàng văn hóa Huế: Hướng đến mô hình bảo tàng đời sốngĐộc đáo tín ngưỡng thờ Mẫu ở HuếThiếu nhi tập làm bánh

Không gian trưng bày giới thiệu nét độc đáo của các sản phẩm truyền thống trong dịp tết

Mỗi dịp tết về, các làng nghề truyền thống ở Cố đô Huế lại rộn ràng, nhộn nhịp để góp thêm sắc xuân cho xứ Huế. Ngay từ 23 tháng Chạp, những bức tượng ông Táo từ làng Địa Linh đã đến với gian bếp mỗi gia đình, mang theo mong ước về một năm mới may mắn, đủ đầy. Những bông hoa giấy Thanh Tiên rực rỡ sắc màu cũng lan tỏa khắp phố thị, làng quê. Lại thêm vài nén nhang thơm của làng Thủy Xuân là hương vị ngày tết như bao trùm cả không gian.

Để giới thiệu nét văn hóa độc đáo này, Bảo tàng Văn hóa Huế giới thiệu đến công chúng các nghề truyền thống: Nghề làm hương trầm ở Thủy Xuân, nghề làm trướng – liễn giấy làng Chuồn, nghề làm tranh làng sình, nghề làm hoa giấy Thanh Tiên, nghề làm hạt nổ và nghề đúc tượng ông táo. Qua tư liệu, hình ảnh, hiện vật, mỗi nghề đều được bảo tàng giới thiệu chi tiết xuất xứ, đặc trưng, nét độc đáo và các công đoạn làm ra sản phẩm…

Bà Nguyễn Hồng Hoa Tranh, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa Huế, chia sẻ: “Trong tết Huế, lễ nghi, cúng kiếng là phần quan trọng nhất, được người dân duy trì thực hiện rất trang nghiêm, bài bản, với sự kính cẩn, thành tâm. Trước tết có cúng ông Táo, cúng tổ nghề, cúng tất niên, cúng rước ông bà về ăn tết, cúng giao thừa. Mồng ba tết là cúng đưa, rồi cúng đầu năm, cúng rằm Nguyên tiêu, cúng làng, cúng xóm, cúng họ… Chúng tôi muốn giới thiệu đến người xem những nghề truyền thống gắn với phong tục thờ cúng tổ tiên và đời sống văn hóa tâm linh của người dân xứ Huế”.

Phòng trưng bày sẽ mở cửa đến 17/2.

Một số sản phẩm nghề truyền thống trong dịp tết tại không gian trưng bày của Bảo tàng Văn hóa Huế do Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Nghề làm hạt nổ vẫn âm thầm tồn tại ở làng Lại Ân (Phú Vang)

Nghề làm hương ở Thủy Xuân tồn tại và phát triển hàng trăm năm, góp phần tạo nên nét văn hóa đặc sắc của người dân xứ Huế

Hoa giấy Thanh Tiên khoe sắc cùng tết

Tượng ông Táo, sản phẩm của làng Địa Linh ​(Hương Vinh, Hương Trà)

Mẫu ván khắc dùng in tranh làng Sình

Tranh dân gian làng Sình - Bộ bát âm

Tin, ảnh: Minh Hiền

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rộn ràng tết
Rộn ràng tết

Ai cũng muốn chuẩn bị những gì “xuân” nhất để tết nhà được đủ đầy, tươi mới, như lời ước nguyện thêm một năm mới trọn vẹn, hanh thông.

Gói bánh chưng, mừng sum vầy
Gói bánh chưng, mừng sum vầy

Dịch COVID-19 được kiểm soát, việc đi lại thuận tiện, năm nay nhiều gia đình được quây quần bên nhau. Nếp, lá, đậu, thịt được soạn ra để mọi người gói bánh, cùng sống trong không khí đầm ấm thân thương những ngày cuối năm.

“Ăn ngon, chơi vui, nghe hay” ở phiên chợ tết Gia Lạc
“Ăn ngon, chơi vui, nghe hay” ở phiên chợ tết Gia Lạc

LTS: Suốt cả năm mua bán làm ăn, lẽ thường, tết là các chợ đều nghỉ, bởi ai cũng lo sắm sanh mọi thứ đủ dùng cho những ngày tết, đâu ai đi chợ nữa mà chợ đông. Lại nữa, bà con tiểu thương ai cũng có gia đình, chồng con, cả năm bán buôn, ba ngày tết còn dành cho gia nương nhà cửa nữa chứ... Vậy mà ở Huế, lại có một phiên chợ tết. Rất kỳ lạ nữa là chợ chỉ đông 3 ngày tết, còn rồi thôi. Nghe có vẻ hơi “ngụy tặc”, nhưng mà là có thật 100%. “Ngụy tặc” hơn nữa là phiên chợ này không cốt để bán mua làm giàu làm có, mà chủ yếu để... chơi, mà lấy hên lấy lộc đầu năm. Đó là chợ Gia Lạc - một phiên chợ đẫm chất văn hóa rất riêng của xứ Huế.