Thứ Ba, 22/08/2017 14:41

Lao động ASEAN trước tình trạng kiệt sức vì công việc

Tạp chí The ASEAN Post ngày 18/2 trích dẫn một nghiên cứu gần đây của hãng Savvy Sleeper về văn hóa làm việc tại 69 thành phố thuộc 53 quốc gia trên thế giới, xếp hạng các thành phố từ mức cao nhất đến mức thấp nhất đối với tình trạng kiệt sức vì công việc.

The ASEAN Post: Thanh thiếu niên Việt Nam cần nâng cao kỹ năngThời gian làm việc dài khiến ASEAN mất năng suấtLao động ASEAN cần nâng cao kỹ năng

Nhân viên ngủ gục ngay trên bàn làm việc. Ảnh minh họa: Bloomberg/TTXVN

Châu Á thống trị top 10

Nghiên cứu này cho thấy, người lao động thành phố ở khu vực châu Á và Hoa Kỳ đối mặt với mức độ kiệt sức cao, trong khi những người lao động ở các thành phố châu Âu có mức độ kiệt sức thấp hơn, ngoại trừ London (Anh) và Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Trước đó vào năm 2019, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công nhận tình trạng kiệt sức là một hội chứng bệnh có thể chẩn đoán, được đưa vào danh sách Phân loại quốc tế về các chứng bệnh (ICD-11). Theo đó, tình trạng kiệt sức là kết quả của sự căng thẳng liên quan đến công việc chưa được quản lý, khi mà cá nhân đối mặt với năng lượng thấp và kiệt sức; động lực giảm; hiệu suất và kết quả trong công việc giảm sút.

Đáng chú ý, các thành phố châu Á thống trị top 10 trong bảng xếp hạng, với Tokyo (Nhật Bản) giữ vị trí hàng đầu. Có lẽ không có gì ngạc nhiên khi làm việc quá sức phổ biến ở Nhật Bản đến nỗi các nhân viên xem 99 giờ làm thêm mỗi tháng là một chỉ số để có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Mặc dù người lao động thành phố ở châu Á và Mỹ trải qua mức độ kiệt sức cao, nghiên cứu nói trên cho hay, các công ty ở những thành phố lớn hơn ở châu Á, cũng như các thành phố của Mỹ đang thực hiện nhiều sáng kiến ​​để giải quyết nguyên nhân gây ra tình trạng kiệt sức.

Nghiên cứu của Savvy Sleeper cũng lưu ý tổn thất đáng kể liên quan đến tình trạng kiệt sức của người lao động. Chẳng hạn, ở Mỹ, kiệt sức được ước tính sẽ gây tổn thất từ 125-190 tỷ USD mỗi năm cho chi phí chăm sóc sức khỏe, theo số liệu từ nghiên cứu mới nhất của Trường Kinh doanh Harvard. Trong khi đó, căng thẳng chiếm 8% chi tiêu quốc gia cho chăm sóc sức khỏe.

Mặc dù không có chiến lược chung để đối phó với tình trạng kiệt sức của người lao động, việc các công ty có khả năng cải thiện văn hóa làm việc và sau đó là cải thiện mối quan hệ công việc - gia đình của nhân viên sẽ giúp tạo nên một lợi thế cạnh tranh.

Kiệt sức ở nơi làm việc

Trong số 5 thành phố ASEAN được đánh giá, Manila (Philippines) xếp hạng cao nhất về mức độ kiệt sức, và xếp thứ 5 trên toàn bảng xếp hạng. Thành phố của Philippines có mức độ “tham công tiếc việc” thấp, chỉ số này đề cập đến những người lao động vẫn tiếp tục làm việc trong khi bị bệnh, có thể gây giảm năng suất, sức khỏe kém, kiệt sức và dịch bệnh tại nơi làm việc.

Jakarta (Indonesia) xếp thứ 6/69 thành phố, phần lớn là do số lượng lớn người lao động làm việc nhiều hơn 48 giờ/tuần, có rất ít thời gian nghỉ (14 ngày trở xuống) và phải trải qua nhiều giờ bị kẹt xe khi đi đến và trở về từ nơi làm việc.

Thủ đô Hà Nội xếp thứ 7 trên toàn bảng xếp hạng, với mức độ căng thẳng và mức độ “tham công tiếc việc” của người lao động cao. Trong khi đó, Kuala Lumpur (Malaysia) xếp thứ 13 với số lượng lớn người lao động có ít hơn 7 giờ ngủ được khuyến nghị mỗi ngày.

Bangkok (Thái Lan) là một trong những thành phố có kết quả tốt hơn trong số các thành phố ASEAN được nghiên cứu. Với xếp hạng thứ 24, thành phố này vẫn ghi điểm thấp về thời gian nghỉ, thời gian kẹt xe trong giao thông và thời gian ngủ. Tuy nhiên, Bangkok đạt điểm cao hơn mức trung bình đối với các chỉ số khác của nhân viên bao gồm mức độ căng thẳng, thiếu động lực, giờ làm việc hàng năm và sức khỏe tâm thần.

Mặc dù không có nhiều nghiên cứu được thực hiện ở Đông Nam Á về tổn thất do tình trạng kiệt sức của nhân viên, dữ liệu được thu thập ở Singapore, Mỹ và Nhật Bản có thể cho thấy mức độ thiệt hại mà các thành phố ASEAN khác đang phải gánh chịu từ tình trạng kiệt sức của người lao động.

Với 3 thành phố ASEAN được xếp hạng trong top 10, đây là một lời kêu gọi rõ ràng cho các nhà tuyển dụng để đánh giá lại môi trường làm việc và sự hài lòng của người lao động. Điều quan trọng là, để duy trì lợi thế cạnh tranh, các công ty nên thực hiện những biện pháp nhằm giải quyết mức độ căng thẳng cao.

Theo Jillian Louis, tác giả của bài viết được đăng trên The ASEAN Post, có lẽ nhà tuyển dụng ở các thành phố ASEAN nên tìm đến Pháp để lấy cảm hứng. Quốc gia châu Âu này đã đưa ra luật quốc gia vào năm 2017, cho phép người lao động ngắt kết nối với công việc trong những ngày cuối tuần, thời gian nghỉ và sau giờ làm việc. Điều này có nghĩa là về cơ bản, nhà tuyển dụng không được phép yêu cầu trả lời email hoặc tương tác với người lao động trong thời gian rảnh của họ.

ASEAN có thể phải trải qua một chặng đường dài để thực hiện chính sách giải quyết tình trạng kiệt sức. Tuy nhiên, hầu hết các công ty hiện đã có nguồn lực cần thiết để cải thiện năng suất và giữ chân người lao động có tài, bằng cách cung cấp cho họ sự hỗ trợ đầy đủ để quản lý tốt hơn những căng thẳng liên quan đến công việc.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.