Thứ Hai, 09/10/2017 11:19

Người Việt 'trông chờ' vào ứng dụng tăng tốc mạng

Nhiều người phải tìm đến các ứng dụng hỗ trợ tăng tốc mạng Internet, khi việc truy cập các website, dịch vụ gặp nhiều khó khăn.

Trên các hội nhóm về công nghệ, các công cụ tăng tốc mạng được chia sẻ nhiều những ngày gần đây và thu hút lượng xem lớn. Ngoài các biện pháp chỉnh sửa DNS (hệ thống phân giải tên miền) theo DNS của Google, Open DNS hoặc CloudFlare, nhiều người đã tìm đến các ứng dụng tự động đổi DNS, hoặc tạo VPN (mạng riêng ảo) để việc truy cập mạng nhanh hơn.

Trên các thiết bị di động, ứng dụng 1.1.1.1 của CloudFlare ra mắt từ năm 2018 bất ngờ được tải nhiều tại Việt Nam. CloudFlare vốn là dịch vụ cung cấp DNS chuyên nghiệp, vì vậy, ứng dụng của công ty này nhận được sự tin tưởng cao từ người dùng. Trên App Store, đây là tiện ích được tải về nhiều nhất và là ứng dụng được tải nhiều thứ ba tại Việt Nam, chỉ sau Zoom và NCOVI. Trên Google Play Store, 1.1.1.1 cũng lọt top những ứng dụng phổ biến nhất.

Thậm chí, nhiều ứng dụng "ăn theo" với những cái tên như "tăng tốc Internet", "tăng tốc Wi-Fi", cũng nhận được nhiều lượt tải về tại Việt Nam.

Ứng dụng hỗ trợ truy cập Internet nhanh được tải về nhiều thứ 3 tại Việt Nam.

Theo các chuyên gia, người dùng nên tìm đến đúng ứng dụng, tránh tải về các app mạo danh hoặc lợi dụng nhu cầu tăng tốc mạng để trục lợi. Ngoài ra, với những ứng dụng như 1.1.1.1, dù do một công ty lớn phát hành, đây vẫn là ứng dụng của một bên thứ ba, vì vậy vẫn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn thông tin, kèm theo việc ngốn pin và làm chậm máy. Một số người cũng cho biết ứng dụng này chỉ có tác dụng tăng tốc khi truy cập các dịch vụ nước ngoài, còn khi truy cập các website trong nước, tốc độ còn chậm hơn.

Trong thời gian qua, Internet tại Việt Nam bị than phiền là "quá chậm". Nguyên nhân được cho là do nhu cầu sử dụng Internet tăng cao đột biến khi người dùng ở nhà tránh dịch Covid-19, bên cạnh đó là sự cố với cáp quang biển AAG vào ngày 3/4. 

Người dùng trong nước đã phải tìm đến nhiều biện pháp nhằm khắc phục, bao gồm cả việc trang bị thêm các thiết bị kích sóng Wi-Fi hay tải về các ứng dụng hỗ trợ tăng tốc mạng. Một số nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng cho biết sẽ tăng gấp đôi băng thông cho người dùng từ tháng 4 này. Theo thống kê của trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX, lưu lượng Internet của người Việt đã tăng 40% thời gian qua, tập trung vào các nhu cầu họp hội nghị, học tập và giải trí trực tuyến.

Theo vnexpress.net

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Tăng dung lượng kết nối hướng cáp đất liền
Tăng dung lượng kết nối hướng cáp đất liền

Để khắc phục tình trạng cả 5/5 tuyến cáp biển gặp sự cố, theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin Truyền thông), các nhà mạng đã áp dụng biện pháp kỹ thuật và mở thêm dung lượng kết nối cáp trên đất liền nên chất lượng Internet vẫn đảm bảo, nhưng có thể bị chậm vào giờ cao điểm.

Ứng dụng công nghệ vào quản lý trật tự đô thị
Ứng dụng công nghệ vào quản lý trật tự đô thị

Với mục tiêu đưa công tác quản lý đô thị (QLĐT) ngày càng đi vào kỷ cương, nề nếp, Đội QLĐT TP. Huế đã thành lập Tổ Quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) và triển khai ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý trật tự xây dựng (TTXD) đô thị trên địa bàn.

Ứng dụng Chitosan oligosaccharide phục vụ chăn nuôi gà
Ứng dụng Chitosan oligosaccharide phục vụ chăn nuôi gà

Đó mục tiêu của dự án (DA) khoa học "Xây dựng mô hình sản xuất và ứng dụng Chitosan oligosaccharide (COS) phục vụ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế" được Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thành lập hội đồng nghiệm thu vào sáng 7/1.