Thứ Hai, 16/04/2018 15:58

Cảnh báo lừa đảo qua giao dịch ngân hàng điện tử

Thời gian qua, liên tục xảy ra các vụ lừa đảo nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng thông qua các giao dịch trực tuyến. Các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều chiêu thức tinh vi khác nhau như trao đổi buôn bán, quảng cáo sản phẩm...

Tăng giao dịch qua ngân hàng điện tửĐảm bảo an toàn ở các cây ATMLàm thế nào để an toàn trong thanh toán điện tử

Thực nghiệm hiện trường đối tượng rút tiền tại các cây ATM sau khi lừa đảo

Anh T.Q.L (trú TP.Huế, chuyên kinh doanh, sửa chữa phương tiện, thiết bị ảnh) kể lại: Vào khoảng giữa tháng 3, anh nhận được đơn đặt hàng qua một tài khoản Facebook (hiện bị khóa) đặt mua 1 tủ chống ẩm máy ảnh, địa chỉ giao hàng ở phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình (TP. Hà Nội), với số tiền là 1.570.000 đồng. Người này tự xưng là đang ở nước ngoài, mua tặng cho người thân ở Việt Nam nên sẽ chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam qua tài khoản của anh L. Sau đó, anh L. nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ có nội dung chuyển tiền quốc tế vào tài khoản của anh kèm theo đường link. Anh L.đã bấm vào đường link sau đó làm theo một số hướng dẫn, nhập thông tin cá nhân, mật mã giao dịch… Ngay sau đó, anh nhận được thông báo chuyển 50 triệu đồng từ tài khoản Vietcombank của anh qua ví điện tử Momo.

“Biết bị lừa nên tôi không nhập mã OTP nhưng kẻ lừa đảo vẫn thực hiện lệnh chuyển tiền lần lượt 50 triệu đồng vào ví điện tử, mỗi lần 1 triệu đồng. Số tiền bị chuyển vào ví điện tử sau đó cũng biến mất, ngay sau đó tôi đã trình báo với cơ quan Công an”- Anh L. cho biết.

Trao đổi về trường hợp của anh T.Q.L, Đại úy Lưu Thanh Tùng-Đội trưởng, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết: “Thủ đoạn lấy thông tin cá nhân để chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng của nạn nhân qua ví điện tử rồi chiếm đoạt là thủ đoạn lừa đảo mới. Tiền sau khi được chuyển qua ví điện tử, các đối tượng sẽ tẩu tán ngay bằng cách mua hàng, thanh toán online, nạp tiền điện thoại, thẻ game… khiến các ngân hàng, tổ chức tín dụng không thể truy hồi, dù có yêu cầu từ nạn nhân. Do đó, chủ thẻ nên cảnh giác, không cung cấp thông tin bảo mật cá nhân, mật mã giao dịch, mã OTP hoặc số tài khoản cho người khác một cách dễ dãi”.

Theo thống kê từ đầu năm đến nay, Công an tỉnh đã phát hiện, triệt phá 7 chuyên án, vụ án, bắt giữ 32 đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet. Bằng thủ đoạn lợi dụng sự chủ quan, sơ hở của các nạn nhân để chiếm đoạt tiền từ các tài khoản ngân hàng thông qua giao dịch ngân hàng điện tử; tổng số tiền bị chiếm đoạt lên đến gần 250 tỷ đồng, với hàng trăm nạn nhân ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Điển hình như phá chuyên án, bắt nhóm 11 đối tượng (gồm 7 đối tượng người Nigeria, 4 người Việt Nam) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng Internet với số tiền gần 120 tỷ đồng; hay phá chuyên án, bắt giữ nhóm 3 đối tượng do Lê Anh Tuấn (sinh năm 1989, trú tỉnh Quảng Trị) cầm đầu đã lừa đảo hơn 300 nạn nhân, chiếm đoạt hơn 107 tỷ đồng…

Đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh cho biết: Từ công tác điều tra, nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thủ đoạn lừa đảo qua các giao dịch ngân hàng điện tử phổ biến mà các đối tượng thường sử dụng là giả danh cán bộ cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án… liên hệ nạn nhân bằng số cố định, hù dọa nạn nhân là đang bị điều tra, đề nghị mở tài khoản và đăng ký tài khoản ngân hàng điện tử tại ngân hàng mà họ yêu cầu để kiểm tra nguồn tiền. Giả mạo là người mua hàng, đang sống tại nước ngoài cần mua hàng hóa dịch vụ, trực tuyến cho người thân; sau đó yêu cầu thanh toán bằng cách chuyển tiền qua dịch vụ chuyển tiền như Moneygram, Western union…rồi gửi cho người bán tin nhắn có link truy cập vào Website giả mạo; khi chủ cửa hàng truy cập vào sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật ngân hàng điện tử, lúc này đối tượng sẽ lợi dụng rồi thực hiện giao dịch gian lận.

Ngoài ra, các đối tượng xấu còn thường vào các Website, Fanpage của nhà cung cấp ví điện tử Zalo, Momo, Airpay... từ các câu hỏi của khách hàng, các đối tượng lừa đảo mạo danh là nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ để liên hệ khách hàng và hỏi về vướng mắc sử dụng; sau đó lừa khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng điện tử như là một bước yêu cầu để khắc phục lỗi rồi lợi dụng thông tin này thực hiện giao dịch gian lận…

“Người dân tuyệt đối không tiết lộ tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, mã Pin của bất kỳ dịch vụ ngân hàng điện tử, mã OTP, mã kích hoạt dịch vụ cho bất kỳ ai qua bất kỳ kênh nào…Không truy cập vào các đường link lạ, cẩn thận với những email, tin nhắn hoặc các cuộc gọi thông báo trúng thưởng, nhận tiền; không sử dụng tên truy cập và mật khẩu truy cập các dịch vụ ngân hàng điện tử làm mật khẩu truy cập các hệ thống khác ngoài ngân hàng. Đặc biệt, người dân phải lưu ý trong việc chia sẻ mã OTP vì không có bất kỳ ngân hàng, tổ chức tín dụng hay nhà cung cấp ví điện tử nào yêu cầu khách hàng cung cấp mã OTP cá nhân để xác nhận thông tin tài khoản hay thực hiện giao dịch…”- Đại tá Phạm Văn Toàn khuyến cáo.

Bài, ảnh: Hồng Nhung

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai trương Autobank CDM đầu tiên tại TX Hương Thủy
Khai trương Autobank CDM đầu tiên tại TX. Hương Thủy

Sáng 24/2, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Agribank) chi nhánh Hương Thủy khai trương máy rút, gửi tiền mặt miễn phí tự động đa chức năng thế hệ mới (Autobank CDM) tại phòng giao dịch Thủy Dương (P. Thủy Dương). Đây là địa phương đầu tiên của TX. Hương Thủy lắp đặt hệ thống này.

Hiệu ứng từ chính sách miễn phí giao dịch ngân hàng điện tử
Hiệu ứng từ chính sách miễn phí giao dịch ngân hàng điện tử

“Chuyển khoản nghe”, “quẹt thẻ hí” trở thành câu nói hết sức quen tai trong thời gian gần đây, khi nhiều người dù được coi là “lạc hậu” hay “mù công nghệ” cũng đã dần ‘nhập cuộc” với thói quen thanh toán không dùng tiền mặt.