Thứ Hai, 04/06/2018 14:16

Tăng cường các giao dịch thương mại điện tử để thu hút khách

Nội dung này được đưa ra thảo luận tại hội nghị kết nối tiêu thụ từ giải pháp truyền thống đến thương mại điện tử (TMĐT) do Sở Công thương phối hợp Công ty CP VietNamTrade tổ chức sáng 4/12. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban ngành và trên 50 doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội mua sắm 11/11 là tuyệt vời, trừ lượng rác thải từ bao bì đóng gói mà nó thải raCác doanh nghiệp lạc quan về hoạt động bán hàng điện tửCác biện pháp phong toả thúc đẩy thương mại điện tử

Sản phẩm làm từ hoa atiso bán khá chạy khi tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử

Bùng nổ doanh số 

Nhiều năm qua, sản phẩm của cơ sở mắm Xuân Anh ở xã Lộc Vĩnh (Phú Lộc) được người tiêu dùng ưa chuộng bởi nguyên liệu sản xuất luôn tươi mới và khá dồi dào, năng lực sản xuất trên 15 tấn sản phẩm/năm. Song, lâu nay, sản phẩm tiêu thụ chậm và quanh quẩn trong làng, trong xã do chưa tham gia các sàn giao dịch TMĐT mà chủ yếu phân phối theo hình thức truyền thống.

Chủ cơ sở Võ Thị Nhung Xuân chia sẻ: “Do không tham gia các sàn giao dịch TMĐT nên lâu nay, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, mỗi tháng chỉ tiêu thụ vài tạ sản phẩm, bao gồm ruốc, nắm, nước mắm và cá khô các loại. Đợt dịch COVID- 19 vừa qua, sản phẩm không tiêu thụ được do các chợ truyền thống vắng khách”.

Là DN chuyên sản xuất, chế biến các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ hoa atiso, nhiều năm qua Công ty TNHH MTV sản xuất - chế biến hoa Hichagol có nhà xướng đóng tại xã Phong An (Phong Điền) luôn tìm cách tiếp cận với các sàn giao dịch TMĐT. Vì vậy, sản phẩm của DN luôn đắt khách với doanh số mỗi tháng gần 500 triệu đồng.

Phó Giám đốc Công ty Nguyễn Thị Thu Hiền cho rằng, DN rất quan tâm đến giao dịch TMĐT. Vì vậy, từ khi có sản phẩm và mô hình chế biến từ hoa atiso trồng trên vùng đất Phong Điền, DN đã tiếp cận với các kênh bán hàng trên shopee, lazada và tiếp cận các trang TMĐT quốc tế để tiếp cận khách hàng, quảng bá sản phẩm.

Theo bà Hiền, hiệu quả từ các sàn TMĐT thấy rõ trong thời điểm xảy ra dịch COVID-19 và các đợt bão lũ vừa qua khi các kênh bán hàng truyền thống gặp khó khăn do giãn cách xã hội và người dân hạn chế đi mua sắm thì các giao dịch TMĐT phát huy thế mạnh. Đặc biệt, thời điểm dịch COVID- 19 DN bùng nỗ doanh số khi các kênh bán hàng qua mạng liên tục phát triển và thu hút khách.

Đẩy mạnh sàn giao dịch TMĐT

Kết nối tiêu thụ sản phẩm thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử góp phần giúp DN tiêu thụ sản phẩm

Theo báo cáo của Sở Công thương, giai đoạn 2016-2020, Sở đã có các giải pháp hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các DN, cơ sở sản xuất thông qua hình thức truyền thống như tổ chức đoàn tham gia các hội chợ, hội chợ triển lãm trong và ngoài nước nhằm quảng bá hình ảnh các sản phẩm của tỉnh đến với người tiêu dùng và ký kết các hợp đồng kinh tế. Ngoài ra, thông qua hình thức TMĐT, trong đó Website “Cổng thông tin sản phẩm đặc sản Huế”, sàn TMĐT tỉnh được xây dựng nhằm hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm đặc sản của tỉnh.

Tuy nhiên, khi triển khai vận hành Sàn TMĐT Huế còn nhiều bất cập. Một khó khăn nữa là các DN sản xuất các sản phẩm truyền thống và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu bằng thủ công, giá thành cao khó cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất bằng máy móc hiện đại...

Tại hội nghị, các DN, cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, đặc sản Huế đã tìm hiểu cơ hội tham gia sàn TMĐT với mục tiêu tăng cường hơn nữa các hoạt động liên kết kết nối tiêu thụ, tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư giữa các DN sản xuất, phân phối trên địa bàn tỉnh và các tỉnh thành trong cả nước. Hội nghị đã giúp cho DN, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tiếp cận các giải pháp TMĐT, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường qua các kênh TMĐT để vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID- 19 và thiên tai bão lụt, đồng thời tiếp cận được hình thức kinh doanh hiện đại trong bối cảnh kỷ nguyên số phát triển mạnh mẽ.

Theo Giám đốc Sở Công thương - Nguyễn Thanh, lâu nay kênh giao dịch TMĐT có phát triển, song còn khá chậm so với nhu cầu xã hội. Ngoài sự hỗ trợ của nhà nước, các DN chưa mạnh dạn tham gia các sàn giao dịch TMĐT cũng như chưa đáp ứng các tiêu chí đặt ra khi công khai thông tin sàn phẩm lên sàn. Vì vậy, ngoài kênh giao dịch truyền thống, việc tổ chức sàn TMĐT là cần thiết, đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh và thiên tai kéo dài thì những DN tham gia sàn TMĐT sẽ có lợi thế bán hàng.

Sắp tới, Sở Công thương sẽ phục hồi và nâng cấp các sàn giao dịch TMĐT, đồng thời đưa hành lang pháp lý, hiệp hội TMĐT đến Huế để có sân chơi bình đẳng, an toàn, lành mạnh nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu đến với thị trường trong và ngoài nước.

Theo Chi hội trưởng Chi hội TMĐT Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng - Võ Văn Khanh, qua khảo sát tại các DN ở Huế, các DN quy mô lớn phát triển sàn giao dịch TMĐT khá mạnh, trong khi các DN vừa và nhỏ còn hạn chế do đa số rất ít quan tâm đến kênh bán hàng hiện đại này. Sắp tới, chúng tôi sẽ đến trực tiếp tại các DN, cơ sở sản xuất để khảo sát và có giải pháp hỗ trợ phát triển TMĐT, hướng dẫn các DN quảng bá thương hiệu sản phẩm thông qua kênh TMĐT.

Ông Khanh cho rằng, để phát triển TMĐT, các DN, cơ sở cần thay đổi tư duy, thay đổi phương pháp bán hàng, đặc biệt là thấy được bài học từ dịch COVID-19 khi kênh bán hàng truyền thống gặp khó khăn thì kênh giao dịch TMĐT lại phát huy thế mạnh. Khi hội đủ các tiêu chí và sự thiện chí từ DN, kênh giao dịch TMĐT sẽ phát triển và mang lại lợi ích thiết thực cho chính bản thâm các DN và người tiêu dùng.

Bài, ảnh: Thanh Hương

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy mạnh việc sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên mạng Internet CPnet
Đẩy mạnh việc sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên mạng Internet CPnet

Nội dung trên vừa được Thành uỷ Huế triển khai tại hội nghị nghe báo cáo triển khai, sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trên mạng Internet CPnet. Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Trần Hùng Nam, đại diện các phòng ban và hơn 70 bí thư, phó bí thư thường trực, văn phòng Đảng ủy các đơn vị.

Các quốc gia đặt mục tiêu củng cố thỏa thuận WTO về thương mại điện tử
Các quốc gia đặt mục tiêu củng cố thỏa thuận WTO về thương mại điện tử

Ngày 20/1, các quốc gia tham gia vào một nỗ lực nhằm phát triển các quy tắc quốc tế để thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử vừa có cuộc gặp bên lề Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 53 (WEF 53) ở Davos, Thụy Sỹ, nơi họ nhất trí nhắm mục tiêu hoàn tất các cuộc đàm phán có tính chất quan trọng về thỏa thuận này vào cuối năm 2023.