Thứ Năm, 05/07/2018 14:00

Tinh gọn bộ máy, đảm bảo hiệu quả hoạt động

Trên cơ sở xây dựng, phát triển Đại học (ĐH) Huế thành ĐH Quốc gia, ĐH Huế tập trung cơ cấu lại tổ chức bộ máy, đội ngũ viên chức, lao động theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, hướng đến thực hiện cơ sở giáo dục ĐH tự chủ.

Hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lựcGiao Quyền Chủ tịch Hội đồng trường ở 2 trường của Đại học Huế

Trường ĐH Kinh tế công bố quyết định bổ nhiệm trưởng, phó các đơn vị​

Tinh gọn bộ máy

Sau quá trình ổn định cơ cấu tổ chức, đến nay bộ máy hoạt động của Văn phòng Đảng – Đoàn thể ĐH Huế đã hoạt động ổn định, cán bộ - người lao động cùng lo những công việc chung. Bà Võ Trần Ngọc Minh, Phó Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể ĐH Huế cho biết: “So với trước, hiện nay Văn phòng giảm khá nhiều đầu mối. Với 10 cán bộ, viên chức, bộ máy tổ chức đã được sắp xếp khá ổn định và mọi người đều tập trung tốt cho công việc”.

Việc sáp nhập giữa văn phòng Công đoàn, văn phòng Đoàn Thanh niên ĐH Huế vào văn phòng Đảng ủy ĐH Huế và đổi tên thành Văn phòng Đảng - Đoàn thể ĐH Huế (theo Quyết định số 489/QĐ-ĐHH ngày 27/4/2018) là đơn vị khối hành chính đầu tiên của ĐH Huế được tái cơ cấu tổ chức, trở thành nền tảng, cũng là bài học kinh nghiệm cho các đơn vị. Đến nay, tại ĐH Huế đã giảm 2 văn phòng và 7 ban chức năng. Tương tự, khối phòng chức năng các trường cũng giảm xuống còn 5 – 7 phòng, bộ máy hoạt động của ĐH Huế và các đơn vị giảm rất nhiều đầu mối.

PGS.TS. Võ Thanh Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế cho biết, cấp khoa chuyên môn cũng bắt đầu được tổ chức lại để đảm bảo hiệu quả. Hiện Trường ĐH Khoa học đã sáp nhập, hợp nhất 4 đơn vị thành hai khoa, gồm Khoa Xã hội học và Công tác xã hội (từ hai khoa Công tác xã hội và Xã hội học); Điện, điện tử và công nghệ vật liệu (từ hai Khoa Vật lý và Điện tử Viễn thông).

Trường ĐH Nghệ thuật công bố quyết định bổ nhiệm lại trưởng, phó các đơn vị thuộc trường, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Theo PGS.TS. Nguyễn Quang Linh, Giám đốc ĐH Huế, việc tái cấu trúc để có bộ máy quản lý tinh gọn, năng động và hiệu quả hướng đến thay đổi một cách toàn diện về công tác quản lý, phát huy nguồn lực tối ưu, thu hút nguồn lực và sự đóng góp của nguồn nhân lực chất lượng cao vào các hoạt động chuyên môn hiệu quả và hướng đến thay đổi cấu trúc nguồn thu, theo hướng ĐH nghiên cứu có thứ hạng cao trên thế giới. “Hiện ĐH Huế đang phấn đấu xây dựng và phát triển thành ĐH Quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị. Trên thực tế, vấn đề tái cấu trúc bộ máy, bố trí nhân sự được ĐH Huế rà soát, triển khai rất kỹ đáp ứng những yêu cầu trong các nhiệm vụ thực tiễn”, lãnh đạo ĐH Huế khẳng định.

Đại diện Ban Tổ chức cán bộ ĐH Huế cho biết, với việc giảm các đơn vị thuộc và trực thuộc ĐH Huế, hằng năm cũng đã giảm được gần 20% kinh phí chi cho công tác hành chính. Việc giảm số lượng viên chức quản lý hằng năm đã tiết kiệm được khoảng 15% từ việc chi trả phụ cấp chức vụ và các khoản đóng góp theo lương.

Hoàn thiện bộ máy, hướng đến tự chủ

ĐH Huế đang tập trung xây dựng bộ máy tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ để xây dựng ĐH Huế đa ngành, đa lĩnh vực, trở thành ĐH Quốc gia. Tuy đã có những thành công về công tác xây dựng lại bộ máy, đặc biết là khối Cơ quan ĐH Huế và khối các đơn vị hành chính tại các trường, đơn vị thuộc ĐH Huế nhưng để phát huy hiệu quả hoạt động, đặc biệt là hướng đến tự chủ vẫn cần tiếp tục quan tâm công tác tái cấu trúc, nhất là các đơn vị chuyên môn.

Hiện, các đơn vị truyền thống gặp khá nhiều khó khăn trong tuyển sinh, nhưng việc sáp nhập, hợp nhất tại các khoa này lại không dễ dàng. Đơn cử, tại Trường ĐH Khoa học, Trường ĐH Sư phạm… một số khoa chuyên môn khá khó khăn trong việc thu hút người học những năm gần đây, tuy nhiên bài toán tái cấu trúc hay những phương án liên quan để giải quyết vẫn còn bỏ ngỏ. Trong một cuộc trao đổi, PGS.TS. Nguyễn Quang Linh từng trăn trở: “Có một nghịch lý là nơi tuyển sinh được thì nhân lực chất lượng cao chưa thực sự đáp ứng. Trái lại, những nơi có nguồn nhân lực mạnh thì tuyển sinh khó khăn, việc tái cấu trúc vẫn chưa được mạnh mẽ, quyết liệt”.

Cái khó trong vấn đề tái cấu trúc là chuyện sắp xếp lại vị trí việc làm của cán bộ, viên chức và tâm tư của cán bộ khi những đơn vị có bề dày truyền thống bị đổi tên. Tuy nhiên, không thể vì khó mà không thực hiện. Nguồn thu chính của các trường vẫn là học phí, vì vậy nếu không có phương án hợp lý sẽ không dễ “gỡ khó” trong bối cảnh tuyển sinh khó khăn và đang phải cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó, mức độ thu hút người học cũng là một trong những thước đo khẳng định uy tín thương hiệu.

Đại diện ĐH Huế và các trường cho biết, sắp tới sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu các phương án hoàn thiện bộ máy, tái cấu trúc với những đơn vị hoạt động chưa hiệu quả, đồng thời tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ, qua đó phát huy sức mạnh đưa ĐH Huế trở thành ĐH Quốc gia.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.