Thứ Hai, 23/07/2018 06:45

Khơi dậy niềm đam mê học sử

Điểm số trung bình môn sử khối lớp 12 và kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) thấp không chỉ khiến ngành giáo dục địa phương lo lắng, mà đó còn là sự “tổn thương” khi Thừa Thiên Huế là vùng đất di sản.

Chuyên toán nhưng mê sử

Học sinh thị trấn Khe Tre tham quan các khu di tích lịch sử

Trò học chỉ để… thi

Bốn năm gần đây, điểm trung bình môn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đều rất thấp, loanh quanh ở mức dưới trung bình: 4,3 điểm (năm 2017), 3,6 điểm (năm 2018), 4,1 điểm (năm 2019) và 4,93 điểm (năm 2020), xếp thứ 60. Đây là điểm trung bình ở mức thấp hơn mức trung bình cả nước.

Đang nằm ở tốp cuối và gặp nhiều khó khăn, từ hạng 18 với điểm trung bình 4,1 (năm 2019) rớt xuống xếp hạng 31/41 toàn tỉnh trong năm 2020 với 4,38 điểm, khảo sát ở Trường THPT Nam Đông cho thấy nhiều học sinh dân tộc thiểu số gặp khó khăn khi học môn lịch sử. Các em ít chịu học bài cũ ở nhà và có học cũng… nhanh quên. Nhà trường đã tăng tiết và đội ngũ giáo viên cũng đã thực hiện khá tốt nhiệm vụ dạy học môn lịch sử, nhưng chưa tìm ra được phương pháp dạy học phù hợp.

Câu chuyện học sử ở Trường THPT Nam Đông và cả một số trường THPT ở A Lưới cùng một số trường vùng sâu, vùng xa cần tới một giải pháp lâu dài và mang tính căn cơ. Mới đây, báo cáo tại hội nghị bàn giải pháp để cải thiện điểm số môn lịch sử do Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức cho thấy, còn nhiều bất cập trong dạy và học môn sử. Nhìn chung, học sinh không tha thiết với môn học này. Nguyên nhân chủ yếu là do lịch sử chỉ là môn phụ nên học sinh không đầu tư. Nhiều học sinh học tốt ở lớp 10 và 11, nhưng lên lớp 12 thì lơ là do các em không chọn tổ hợp xét đại học có môn lịch sử. Áp lực thi cử ở lớp 12 khiến học sinh chọn giải pháp học thi môn này chỉ đạt kết quả không bị “điểm chết” là được.

Dạy theo… lối cũ

Trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Quảng Điền) chỉ là trường huyện, nhưng có điểm thi trung bình môn lịch sử cao thứ 3 toàn tỉnh trong năm học 2020 với 5,60 điểm. Trước đó vào năm 2019, trường cùng với Trường THPT Hai Bà Trưng đồng xếp hạng 2. Khảo sát cho thấy, bên cạnh Ban Giám hiệu nhà trường có những định hướng đúng về môn học, đã tổ chức phụ đạo cho học sinh yếu lớp 12 nghiêm túc thì nhân tố nổi bật là đội ngũ giáo viên lịch sử, gồm 4 người có trình độ đạt chuẩn, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao.

Tương tự là Trường THPT Hà Trung (Phú Vang), đội ngũ giáo viên lịch sử luôn có ý thức vươn lên tự học và tự rèn luyện. Ban Giám hiệu quan tâm đến bộ môn, có sự hỗ trợ về kinh phí, tạo điều kiện để giáo viên dạy sử tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử Trường THPT Hà Trung được nâng lên theo từng năm,  từ 4,2 điểm (thứ 25 toàn tỉnh, năm 2018) lên 5,32 điểm (thứ 9 toàn tỉnh, năm 2020).

Không quá khó khăn trong việc tìm ra những giáo viên lịch sử tâm huyết, thế nhưng cách dạy sử ở nhiều trường lại là vấn đề đặt ra. Một số trường đã tạo điều kiện về đồ dùng, thiết bị dạy học và cả phòng sinh hoạt bộ môn, nhưng nhìn chung phổ biến vẫn là cách “đọc - chép”, số giờ đứng lớp cao và chưa tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên lịch sử nhìn chung chưa tìm ra được phương pháp dạy phù hợp. Giảng dạy vẫn theo kinh nghiệm không hiệu quả và theo lối cũ đã… đi mòn.

Cần sự đổi mới

Điểm số chưa thể phản ánh hết, nhưng kết quả học tập đạt thấp trong nhiều năm liên tục là nỗi bức xúc của Thừa Thiên Huế, một vùng đất di sản văn hóa. Vấn đề đặt ra trước mắt là cần đổi mới cách dạy và học môn sử để vượt qua “vùng trũng” môn lịch sử.

Tại hội nghị bàn giải pháp để cải thiện điểm số môn lịch sử, đại diện Trường THPT Đặng Huy Trứ cho rằng, cần tổ chức hội nghị chuyên đề về dạy học, về phương pháp hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu gắn với tăng cường các hoạt động trải nghiệm và dạy học di sản văn hóa địa phương. Còn để đạt kết quả thi tốt, nên xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan vừa sức với học sinh và cho phổ biến rộng rãi. Kiểm tra đánh giá kỳ 1 lớp 12 nên bỏ phần tự luận, vì thi tốt nghiệp chỉ đánh giá trắc nghiệm khách quan. Cùng có ý kiến, các trường nên sớm đưa phòng thực hành vào sử dụng và cần tăng cường sinh hoạt chuyên mô cụm, tạo điều kiện để học sinh giao lưu và học hỏi kinh nghiệm.

Lâu dài, phải tính đến chuyện khơi dậy trách nhiệm “dân ta phải biết sử ta” (Hồ Chí Minh - Lịch sử nước ta) và niềm đam mê môn sử.  Bên cạnh đổi mới nội dung biên soạn sách giáo khoa, cần phát huy vai trò người thầy. Mỗi giáo viên phải là một “thực tiễn giáo dục” phong phú mà ở đó, học môn lịch sử là một quá trình khám phá, giải mã, suy ngẫm về quá khứ thông qua các nguồn sử liệu, từ đó hình thành nên nhân cách, phẩm chất, năng lực người học. Giáo viên dạy sử cũng đồng thời là người khởi xướng, hướng dẫn học sinh trong những hoạt động trải nghiệm, các cuộc thi kiến thức … giúp cho học sinh trở thành “nhà sử học nhỏ” thay vì là “cỗ máy” ghi nhớ các sự kiện và đánh giá như hiện nay.  

Bài, ảnh: Huế Thu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khơi dậy lòng tin của dân
Khơi dậy lòng tin của dân

Việc gì dù nhỏ hay lớn liên quan đến số đông người dân thì phải để dân biết, dân bàn. Đó là kỳ vọng của người dân vào các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và đội ngũ những người làm công tác dân vận từ tỉnh đến cơ sở.

Khơi dậy phong trào hiến máu tình nguyện
Khơi dậy phong trào hiến máu tình nguyện

Sau nhiều năm triển khai thực hiện, phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) huyện Quảng Điền gặt hái được những kết quả quan trọng, giúp hàng ngàn người bệnh được cứu sống và chữa bệnh kịp thời. Đã có những trường hợp trên 60 lần tham gia HMTN.

Khơi dậy tiềm năng
Khơi dậy tiềm năng

Hưởng ứng Festival Huế 2022 và đón nhận danh hiệu huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Quảng Điền sẽ tổ chức Lễ hội “Sóng nước Tam Giang” trong 3 ngày (từ 17 đến 19/6/2022) với nhiều hoạt động độc đáo, hấp dẫn, đặc sắc.

Khơi dậy sức dân
Khơi dậy sức dân

Từ mạch nguồn Thuận Hóa - Phú Xuân, Huế là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực với hơn 1.700 món nấu theo lối Huế đã được ghi nhận.