Thứ Năm, 26/07/2018 07:00

Nền tảng quan trọng cho thành phố trực thuộc Trung ương

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, đến nay Thừa Thiên Huế đạt nhiều kết quả quan trọng, làm cơ sở vững chắc để đưa cả tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Thi đua góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trịThành phố sáng tạo về ẩm thực của UNESCOQuyết tâm chính trị lớn & hành động cụ thể

Tỉnh đang kết hợp giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa để phát triển

Xây dựng các bộ tiêu chí đặc thù

Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản; hoàn thành việc mở rộng TP. Huế theo quy hoạch trước năm 2022. Theo đó, mô hình đô thị Thừa Thiên Huế mang tính đặc trưng riêng, được phát triển theo hướng di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh; có tính đặc thù riêng so với các đô thị trực thuộc Trung ương khác của Việt Nam.

Bám sát chương trình hành động của Chính phủ, dù năm 2020 tỉnh gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, thiên tai nhưng bằng quyết tâm chính trị cao, nhiều mục tiêu, đề án đã được tập trung triển khai xây dựng và dần hoàn thiện nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp của nghị quyết. Đã xây dựng đề án, cơ chế chính sách đặc thù; hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách. Tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng, tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm. Thực hiện tốt các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển mạnh các thành phần kinh tế để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế.

Sớm thành lập thành phố Thừa Thiên Huế

Năm 2021, tỉnh tiếp tục thực hiện các nội dung quan trọng của Nghị quyết 54 với mục tiêu xuyên suốt là đưa tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Vì vậy, đòi hỏi các cấp, ngành phải năng động, sáng tạo và sẵn sàng với “trạng thái mới” trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện để phấn đấu đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu đề ra.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ kiểm tra hạ tầng khu quy hoạch Hương Sơ

Theo kế hoạch, tỉnh tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngành, Chính phủ, hoàn thành 4 đề án trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội thông qua: Điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng TP. Huế, sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP. Huế; Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế; Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản Cố đô Huế và bản sắc văn hóa Huế, cơ chế chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế; thành lập thành phố Thừa Thiên Huế-thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2021.

Đồng thời, triển khai thực hiện quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, định hướng năm 2050 phù hợp với mô hình đô thị khi xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đảm bảo đồng bộ các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực. Triển khai quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể Di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, ngoài việc hoàn thiện các đề án trên, tỉnh tập trung đầu tư và chọn du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, y tế là ngành kinh tế quan trọng, giáo dục - đào tạo cơ bản, công nghệ thông tin sẽ là đột phá trong mục tiêu, lộ trình phát triển của tỉnh trong 5 năm nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54. Cùng với đó, tiếp tục hình thành và phát huy hiệu quả 4 trung tâm lớn đã định hình: Trung tâm của cả nước về văn hoá, du lịch; khoa học - công nghệ; y tế chuyên sâu và giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Có cơ chế, chính sách riêng, đầu tư riêng để tạo nên sức mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

 Thông tin với cộng đồng doanh nghiệp ngày 19/1/2021, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu cho biết, nhiệm vụ xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là nhiệm vụ lâu dài và trong năm 2020 tỉnh đã xây dựng được các khung pháp lý, khung chính sách lớn để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54.

Đầu tư đồng bộ

Quá trình xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế với vai trò là đô thị di sản, đô thị văn hóa thì phát triển văn hóa hài hòa với kinh tế là quan điểm xuyên suốt. Để làm được điều này cần sự đồng lòng, đồng thuận của người dân, có chiến lược phát triển và huy động nguồn lực phù hợp, đặc biệt là sự đầu tư đồng bộ của Trung ương trong quá trình phát triển, bảo tồn và phát huy những giá trị vốn có của Huế-UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu.

 Bài, ảnh: Thái Bình

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực lên thành phố
Động lực lên thành phố

Tôi đã lạc bước chỉ sau vài năm trở lại nhà người bạn ở một xóm khá hẻo lánh của một làng quê bên dòng sông Bồ. Con đường đất ngang qua cánh đồng ngày trước giờ đã thay thế bằng tuyến bê tông rộng rãi, lại còn kết nối thêm nhiều nhánh vươn đến các khu dân cư khác nên không nhận ra là phải.

Nuôi dưỡng sáng tạo cho trẻ trên nền tảng di sản văn hóa địa phương
Nuôi dưỡng sáng tạo cho trẻ trên nền tảng di sản văn hóa địa phương

Từ kết quả nghiên cứu đề tài cấp Đại học Huế, nhóm giảng viên thuộc Khoa Giáo dục mầm non, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tâm chủ nhiệm, đã cho ra mắt công trình “Giáo dục văn hóa địa phương cho trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” (NXB Hội nhà văn, 2022).

Chuyển đổi số Nền tảng để thành công - bài 2 “Chìa khóa” của chuyển đổi số
Chuyển đổi số: Nền tảng để thành công - bài 2: “Chìa khóa” của chuyển đổi số

Trong quá trình chuyển đổi số (CĐS), công nghệ là phương tiện còn con người là yếu tố quyết định sự thành công. CĐS đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững. Ngoài hoàn thiện hạ tầng, công nghệ, tỉnh đang đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực cho thời đại số, bên cạnh hình thành nên thói quen, thay đổi nhận thức của người dân để bắt nhịp với xu thế CĐS.

Chuyển đổi số Nền tảng để thành công - Bài 1 Niềm tin từ chính quyền 4 0
Chuyển đổi số: Nền tảng để thành công - Bài 1: Niềm tin từ chính quyền 4.0

Chuyển đổi số (CĐS) đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những chuyển động của chính quyền tỉnh lẫn các địa phương thời gian qua cho thấy CĐS từng bước lan tỏa vào từng ngành, từng lĩnh vực. Hình thành một chính quyền 4.0 trên nền tảng kinh tế số, con người số là mục tiêu hướng tới.