Thứ Hai, 24/09/2018 14:26

“Việt Nam Chiến thắng COVID – Chấm dứt lao”

Đó là chủ đề Ngày thế giới phòng, chống lao 24/3/2021 của Việt Nam, chủ đề muốn nêu rõ từ cuộc chiến chống COVID-19, mọi người hãy tích cực hơn nữa trong công cuộc phòng, chống bệnh lao. BS. Phạm Hữu Hiền, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - Chỉ đạo tuyến Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế có những trao đổi về chủ đề này.

Gần 90% doanh nghiệp Việt Nam bị tác động tiêu cực vì Covid-19522 người Việt Nam đã tiêm vaccine phòng Covid-19Sáng 8/3, Việt Nam triển khai những mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên

BS. Phạm Hữu Hiền

Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong  30 nước có tỷ lệ bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 11 trong  30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất toàn cầu. Ước tính tại Việt Nam, mỗi năm có 170.000 ca mắc mới (báo cáo của WHO năm 2020). Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tuy nhiên, người dân đã có ý thức rất cao về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, có sự tương đồng giữa lao và COVID-19. Đồng thời, hệ thống chính trị cũng đã có đủ thông tin về vai trò của y tế trong phát triển kinh tế - xã hội, các biện pháp giải quyết dịch bệnh đường hô hấp. Đó chính là cơ hội để Việt Nam thực hiện chấm dứt bệnh lao.

Lao và COVID-19 đều là những bệnh tấn công hệ hô hấp. Vậy cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 và mục tiêu chấm dứt lao có sự liên quan như thế nào, thưa bác sĩ?

Chủ đề năm 2020 "Biến hiểm họa COVID-19 thành cơ hội để Việt Nam chấm dứt bệnh lao vào năm 2030" và tiếp nối chủ đề năm nay là: “Việt Nam Chiến thắng COVID - Chấm dứt bệnh lao”. Điều đó cho thấy, cuộc chiến phòng chống đại dịch COVID-19 và chống lao có mối quan hệ rất chặt chẽ.

Chúng ta biết rằng, bệnh lao do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis và COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây nên. Hai bệnh này có rất nhiều điểm tương đồng: Thứ nhất, đều là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp và có những triệu chứng hô hấp, như: ho, sốt, đau tức ngực, khó thở... Thứ hai, lao được chẩn đoán bằng xét nghiệm Gene Xpert, mà Gene Xpert là một xét nghiệm sinh học phân tử, bản chất cũng là xét nghiệm Real-Time PCR. Kỹ thuật này không chỉ phát hiện vi khuẩn lao, xác định vi khuẩn lao có kháng thuốc hay không, mà còn có thể phát hiện cả virus SARS-CoV-2. Phương pháp này mới, nhanh chóng, hiệu quả và là xét nghiệm sàng lọc phát hiện sớm người mắc COVID-19, góp phần bảo đảm an toàn bệnh viện.

Thứ ba, công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 thực hiện theo chiến lược 5 bước “Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng dập dịch - Điều trị” và thông điệp 5K “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung đông người - Khai báo y tế”.

Những yếu tố nào có thể quyết định Việt Nam thành công việc chấm dứt bệnh lao vào năm 2030?

Chúng ta có đầy đủ căn cứ pháp lý từ Trung ương đến địa phương, có cơ sở khoa học và cả những cơ sở về thực tiễn.

Riêng về bằng chứng khoa học, có thể nhấn mạnh ý nghĩa kết quả nghiên cứu chiến lược 2X tại Cà Mau. Cà Mau đã thực hiện Chiến lược 2X (sử dụng X quang và kỹ thuật Xpert) cho tất cả mọi người trong một cộng đồng, quần thể. Kết quả sau 4 năm cho thấy, tác động trên cùng với những hoạt động thường quy của chương trình phòng chống lao, người ta đã có thể giảm đến 70% bệnh lao. Thực tiễn đã chứng minh, nếu phát hiện sớm bệnh lao và điều trị triệt để, cắt nhanh nguồn lây song song với việc điều trị lao tiềm ẩn thì sẽ giảm 20% bệnh lao trong cộng đồng.

Hiện nay, chúng ta có mạng lưới phòng, chống lao mạnh, phủ kín rộng khắp trên toàn quốc, từ tỉnh, thành phố đến quận/huyện, thị xã và tất cả các xã/phường/thị trấn. Phác đồ điều trị lao chuẩn được thống nhất toàn quốc từ Trung ương đến xã/phường, có sự hỗ trợ, ủng hộ tích cực từ các đối tác trong nước và quốc tế, có những đột phá về công nghệ mới để nâng cao năng lực chẩn đoán, cách tiếp cận và phát hiện lao tiềm ẩn. Từ những cơ sở đó, nếu công tác phòng, chống lao có được sự quan tâm, đầu tư đúng mức, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và chung tay của cộng đồng, thì mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 hoàn toàn có thể thực hiện được.

Để có thể chấm dứt được bệnh lao vào năm 2030, lộ trình nào phù hợp với thực tiễn hiện nay, thưa bác sĩ?

Chấm dứt bệnh lao không có nghĩa là không còn bệnh lao, mà là khi tỷ lệ phát hiện bệnh lao hàng năm còn dưới 20 trường hợp/100.000 dân. Hiện tại, tỷ lệ phát hiện bệnh lao tỉnh Thừa Thiên Huế là 104/100.000 dân, toàn quốc trung bình 182/100.000 dân. Việt Nam nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng bắt đầu bước vào con đường chấm dứt bệnh lao. Dựa vào tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam, mục tiêu đặt ra cho giai đoạn từ năm 2017 – 2025 thì tốc độ giảm số bệnh nhân lao trên 100.000 dân là 9%/năm và giai đoạn 2025 – 2030 là 15%/năm thì đến năm 2030 mới chấm dứt bệnh lao.

Để đạt được mục tiêu, từ năm 2020 trở đi, hàng năm chúng ta sẽ triển khai Chiến dịch 2X phát hiện chủ động ca lao và lao tiềm ẩn trong cộng đồng tại một số huyện, thị tùy thuộc vào nguồn lực. Đó là chụp X-quang phổi cho tất cả người nghi lao để sàng lọc. Nếu phim XQ có tổn thương thì làm tiếp xét nghiệm Xpert để chẩn đoán xác định lao, đồng thời phát hiện và điều trị lao tiềm ẩn để ngăn chặn phát triển thành bệnh lao. Nhờ vào Chiến lược 2X, chúng ta có thể phát hiện sớm ca bệnh và các nguồn lây của bệnh lao. Nếu các ca bệnh có thể được tìm thấy và điều trị triệt để, hết nguồn lây lan thì sẽ có thể chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng vào năm 2030.

Những triệu chứng nghi lao phổi: Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu). Có thể kèm theo gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi trộm ban đêm, đau ngực đôi khi khó thở. Đặc biệt lưu ý ở nhóm nguy cơ cao, như: HIV, tiếp xúc với nguồn lây lao, lao kháng thuốc, đái tháo đường, loét dạ dày-tá tràng, suy thận mạn, nghiện ma tuý, rượu, thuốc lá, điều trị corticoid, thuốc ung thư...

ĐỒNG VĂN (thực hiện)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.