Chủ Nhật, 30/09/2018 06:45

Cân nhắc chọn ngành nghề theo xu thế

Trước giai đoạn đăng ký nguyện vọng xét tuyển, thông tin về những ngành nghề “hot”, mới trở nên hấp dẫn thí sinh. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, không hẳn là quyết định chọn ngành nghề theo xu thế là đúng và cần cân nhắc yếu tố phù hợp.

Livestream tư vấn tuyển sinh gắn với hướng nghiệpĐại học Huế: Nhiều nguồn học bổng đầu vào trong mùa tuyển sinh năm 2021Đại học Huế công bố phương án tuyển sinh trình độ đại học năm 2021

Học sinh phổ thông tìm hiểu về robot

Thông tin ngành “hot” muôn hình, muôn vẻ

Năm 2021, nhiều cơ sở đào tạo trong cả nước tiếp tục mở ra những ngành nghề đào tạo theo xu thế phát triển, với tên gọi khá “thời thượng” nhận được sự quan tâm của số đông thí sinh và phụ huynh.

Nhìn vào thông tin tuyển sinh của nhiều cơ sở đào tạo ĐH trên cả nước với dày đặc các thông tin được quảng bá, những ngành chế tạo ra robot như cơ điện tử sẽ trở nên “hot” hay những nhóm ngành công nghệ sẽ dẫn đầu xu hướng như: công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu nano, năng lượng, logistics, kỹ thuật y sinh… Điểm chung được đưa ra là ngành đón đầu xu thế, cơ hội việc làm với thu nhập cao, thị trường lao động “khát” nhân lực…

TS. Nguyễn Công Hào, Trưởng ban Đào tạo và Công tác sinh viên ĐH Huế đánh giá, trên bối cảnh thực tế tuyển sinh và dựa trên nhu cầu của thị trường lao động, một số ngành khó tuyển sẽ được tạm dừng tuyển. Một số đơn vị cũng có thể mở mới các ngành nghề “đón đầu” xu thế, trong đó có các ngành về kỹ thuật công nghệ, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin… Song, việc mở ngành phải có quá trình khảo sát, nghiên cứu kỹ.

Theo TS. Nguyễn Quang Lịch, Phó Khoa trưởng Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - ĐH Huế, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự phát triển vượt trội của công nghệ thông tin, số hóa, tự động hóa. Kéo theo đó, xu hướng mở ngành và lựa chọn ngành của thí sinh cũng có những tác động. Tuy nhiên, hiện nay cũng xuất hiện sự “nhiễu loạn” thông tin khi thông tin từ các hoạt động quảng bá tuyển sinh, thông tin trên mạng khiến thí sinh choáng ngợp trước quá nhiều thông tin ngành nghề. Trái lại, do môi trường phổ thông chưa định hướng tốt về ngành nghề, học sinh chủ yếu tiếp cận thông tin ngành nghề từ các trường ĐH.

Lựa chọn và cân nhắc

Đón đầu xu thế là một trong những kinh nghiệm lựa chọn ngành nghề, nhưng theo các chuyên gia, chừng đó là chưa đủ để đưa ra một quyết định chọn ngành học chính xác. Đại diện Trường ĐH Nông Lâm thừa nhận, trên thực tế, vẫn có nhiều sinh viên bỏ học ngay từ năm một do nhận thấy không phù hợp với năng lực, sở thích hay khác xa với hình dung ban đầu.

Xu hướng nghề nghiệp trong tương lai vẫn luôn là chủ đề có sức nóng đối với những ai đang đứng giữa những lựa chọn cho tương lai. Theo một cán bộ làm công tác tuyển sinh của ĐH Huế, việc tìm hiểu các công việc triển vọng trong tương lai rất quan trọng nhưng khi chọn nghề, điều quan trọng hơn là khả năng và sở thích của bản thân. Không nên vì chạy theo xu hướng mà chọn nghề mình không có khả năng hoặc không yêu thích. Nghề nghiệp là thứ gắn bó rất lâu dài, nếu chọn nghề “hot” mà không phù hợp với điều kiện của bản thân thì trong tương lai, rất có thể sẽ phải bỏ nghề do thiếu năng lực hoặc do chán nản. Đối với các ngành học, ngành nghề “hot” rất có tiềm năng nhưng không thể bỏ qua các ngành nghề truyền thống, bởi quy luật của thị trường lao động cơ cấu việc làm theo giai đoạn. Cuộc cách mạng 4.0 mở ra cơ hội cho những sinh viên theo đuổi ngành nghề phù hợp, đúng xu hướng và trọng điểm. Giữa thời đại công nghệ phát triển và thay đổi nhanh chóng, các bạn trẻ cần hiểu rõ công việc, giá trị nghề nghiệp tương lai của mình để có những sự lựa chọn đúng đắn.

TS. Nguyễn Quang Lịch khuyến cáo, đối với các ngành về kỹ thuật và công nghệ, có thể không quá đòi hỏi cao, khắt khe về đầu vào nhưng cần tính tỉ mỉ, chịu khó, ngoài ra cũng cần có kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm. Dù môi trường ĐH có trang bị nhưng thí sinh cũng cần phải xác định nền tảng ban đầu, không nên chạy theo xu thế, phong trào.

Đại diện Ban Tư vấn Tuyển sinh ĐH Huế rằng, có nhiều yếu tố để cân nhắc, lựa chọn ngành nghề, nhưng quan trọng là không nên bỏ qua các tiêu chí cơ bản như: đam mê nghề nghiệp, tính thích nghi, phù hợp với năng lực và khả năng bản thân…

Bài, ảnh: Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế
Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế

Chiều 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đại học (ĐH) Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo. Cùng tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Từ sợ đến đam mê công nghệ thông tin
Từ sợ đến đam mê công nghệ thông tin

Đó là câu chuyện của Lê Ngọc Hoàng, 22 tuổi, hiện là sinh viên khóa 43 ngành Công nghệ Thông tin Trường đại học Khoa học, Đại học Huế. Hoàng còn được biết đến là một sinh viên giỏi với nhiều thành tích đáng nể.

Xét tuyển đại học hệ chính quy ngành thứ 2 năm 2023
Xét tuyển đại học hệ chính quy ngành thứ 2 năm 2023

Chiều 15/2, Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế cho biết, đã có thông báo xét tuyển ĐH hệ chính quy ngành thứ 2 năm 2023 dành cho sinh viên ĐH hệ chính quy đã hoàn thành năm thứ nhất trở lên tại các trường ĐH thành viên, các khoa trực thuộc của ĐH Huế.