Thứ Hai, 22/10/2018 09:19

Kiểm tra thông tin rừng Tùng Ta Lăng bị chặt phá

Trước thông tin hàng chục cây gỗ lâu năm trong rừng sâu thuộc xã Hồng Thủy (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) bị chặt phá, đại diện Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới cho biết ngày 22/4, Hạt Kiểm lâm huyện đang lập đoàn kiểm tra và sẽ sớm có thông tin.

Phát hiện rừng ở A Lưới bị đốn hạHỗ trợ trồng 107,8 ha cây lâm sản ngoài gỗLại lo nạn phá rừng ở A Lưới

Lực lượng kiểm lâm sẽ kiểm tra, xác minh khu vực rừng bị chặt phá theo phản ánh

Mới đây, người dân xã Hồng Thủy (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) phản ánh về việc rừng Tùng Ta Lăng (tên khu rừng người dân hay gọi) bị lâm tặc chặt phá. Tại đây, nhiều cây gỗ quý lâu năm với đường kính từ 0,5 – 2m bị đốn hạ hàng loạt.

Tại hiện trường, một số cây mới bị đốn hạ chưa kịp cưa xẻ. Bên cạnh đó là hàng loạt phách gỗ cưa xẻ vuông vắn, được tập kết lại và chuẩn bị vận chuyển ra khỏi rừng.

Sáng 22/4, ông Ngô Hữu Phước, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện A Lưới cho biết, khu vực này ở vùng giáp ranh với tỉnh Quảng Trị. Thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP của Chính Phủ về việc xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị, một phần diện tích tại khu vực xã Hồng Thủy đã được bàn giao cho tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, để xác định kỹ hơn vị trí rừng bị chặt phá, trong ngày 22/4, đơn vị sẽ cho cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra và sẽ thông tin cụ thể.

Tin, ảnh: Triều Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản lý rừng bằng công nghệ
Quản lý rừng bằng công nghệ

Thông qua công nghệ, ảnh viễn thám, các đơn vị kiểm lâm, bảo vệ rừng (BVR) kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ phá rừng trái phép.

Dựa vào dân để bảo vệ rừng
Dựa vào dân để bảo vệ rừng

Diện tích rừng quá lớn, địa hình đồi núi phức tạp, trong khi lực lượng kiểm lâm lại mỏng thì việc dựa vào Nhân dân để quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) là điều cần thiết.

Tòa án tối cao Brazil yêu cầu kích hoạt lại Quỹ Amazon
Tòa án tối cao Brazil yêu cầu kích hoạt lại Quỹ Amazon

Hãng tin Reuters mới đây đưa tin, Tòa án tối cao Brazil sẽ yêu cầu chính phủ kích hoạt lại quỹ quốc tế trị giá hàng tỷ USD nhằm bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon, trong bối cảnh quốc gia này đối mặt với nạn phá rừng tràn lan.

Các quần thể động vật hoang dã toàn cầu giảm 69 kể từ năm 1970
Các quần thể động vật hoang dã toàn cầu giảm 69% kể từ năm 1970

Theo một kết quả đánh giá được Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) công bố vào ngày hôm nay (13/10), các quần thể động vật hoang dã trên thế giới đã giảm hơn 2/3 kể từ năm 1970, trong bối cảnh nhiều diện tích rừng bị chặt phá và các đại dương bị ô nhiễm.

“Sử dụng lửa có trách nhiệm”
“Sử dụng lửa có trách nhiệm”

Đó là thông điệp của ngành lâm nghiệp vào ngày 22/6 trong triển khai phương án tuyên truyền phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2022.