Thứ Tư, 11/08/2010 06:40

Nông sản cho ngày Tết

Suốt trong thời gian giáp tết, các mặt hàng nông sản ở các siêu thị trở nên dồi dào, hấp dẫn. Các loại trái cây, rau quả xanh tươi, phong phú cuốn hút bao người khi đặt chân đến các siêu thị ngày Tết.

Đây là Tết đầu tiên trên địa bàn tỉnh có sự góp mặt của các loại dưa hấu chất lượng cao như Tiểu Long, Hắc Mỹ Nhân và Tiểu Bảo. Các loại dưa có mùi vị thơm ngon đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhiều người trong điều kiện đời sống ngày càng nâng cao. Mô hình dưa hấu trên được Trung tâm Khuyến nông lâm ngư trồng thí điểm tại xã Hải Dương (thị xã Hương Trà) trên đất trồng lúa cưỡng 4,5 ha, với 40 hộ tham gia. Sản xuất thành công bước đầu đã mở ra nhiều cơ hội mới trong phát triển kinh tế của người dân. Hơn một tháng qua, người dân Hải Dương tiến hành thu hoạch để bán tại các chợ phục vụ Tết cổ truyền. Với những ưu điểm thơm, ngon, giá mỗi kg dưa hấu trên 4.000 đồng, cao hơn các loại thông thường từ 500-1.000 đồng.

 

Mặt hàng chôm chôm ở chợ Bến Ngự

 

Tết năm nay, quýt Hương Cần có mặt nhiều nơi trên địa bàn tỉnh để phục vụ nhu cầu sử dụng. Giá quýt Hương Cần tuy cao so với các loại quýt thông thường từ 5-10 ngàn đồng/kg, nhưng vẫn thu hút nhiều người. Quýt Hương Cần vốn được người dân chăm sóc cơ bản theo phương thức truyền thống, không sử dụng các loại hóa chất độc hại trong quá trình vun trồng, đơm hoa kết trái, là một trong những ưu thế để nhiều người tiêu dùng lựa chọn...

 

Ở huyện miền núi Nam Đông, lần đầu tiên người dân trồng thành công cây chôm chôm. Tuy còn manh mún, nhỏ lẻ, nhưng vụ thu hoạch chôm chôm đầu tiên vừa qua mang lại hiệu quả cao, góp phần đa dạng các mặt hàng trái cây trong dịp Tết cổ truyền năm nay... Chưa bao giờ chúng tôi được chứng kiến các mặt hàng nông sản tại siêu thị và các chợ truyền thống dồi dào, phong phú như Tết năm nay. Có thể kể đến các loại rau dền, mồng tơi, khoai tây, mướp đắng, bí ngô, xà lách xoong, dưa hấu, chôm chôm và rất nhiều loại rau, củ, quả khác. Vui hơn cả là phần lớn các mặt hàng kể trên đều có nguồn gốc, xuất xứ từ các địa phương trên địa bàn tỉnh. Điều đó cho thấy, sản phẩm của nông dân không chỉ ngày càng phong phú, đa dạng mà còn đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Chị Trần Thị Trang, một khách hàng, nói: “Tết này, tôi chọn mua các loại trái cây có nguồn gốc, xuất xử rõ ràng, đặc biệt là các loại nông sản của người dân trên địa bàn tỉnh. Siêu thị là địa chỉ đáng tin cậy để tôi chọn mua các mặt hàng nông sản. Các loại nông sản ở siêu thị không chỉ đa dạng, mà còn có xuất xứ rõ ràng, được kiểm định chất lượng và của nông dân địa phương làm ra nên tôi yên tâm và ủng hộ”.

 

Nhân viên ngành hàng tươi sống của Co.opMart Huế Phạm Thị Mai cho hay: Mùa Tết năm nay, các mặt hàng nông sản ở siêu thị tăng cao so với những ngày thường. Riêng trong khoảng một tháng trước tết, siêu thị thu mua trên 12 tấn rau các loại, 16 tấn trái cây và nhiều mặt hàng nông sản khác để cung ứng nhu cầu tiêu thụ. Siêu thị luôn quan tâm thu mua nông sản của người dân trên địa bàn tỉnh. Nhưng số lượng nông sản của nông dân còn hạn chế, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chỉ chiếm khoảng 30-40% trong tổng các mặt hàng nông sản tại siêu thị... Hợp tác sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa, chất lượng và tìm đầu ra thuận lợi, đơn giản hóa các thủ tục để các mặt hàng vào siêu thị một cách thuận lợi, là nguyện vọng chung của các siêu thị và bà con nông dân, không chỉ mùa Tết năm nay, mà còn mùa Tết những năm sau nữa!

Hải Triều
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.