Thứ Sáu, 03/03/2017 14:45

Nữ thủ khoa kinh tế mê ngoại ngữ

Không phải thuộc diện nghèo vượt khó, song Phan Thị Cẩm Nhi lại là một trong những thủ khoa đặc biệt trong mùa tuyển sinh 2019. Đam mê và có thế mạnh ngoại ngữ nhưng nữ sinh này lại chọn ngành học về kinh tế.

Học trò nghèo đỗ thủ khoaThủ khoa với thành tích đáng nể

 Cẩm Nhi (phải) trao đổi với giảng viên Trường ĐH Kinh tế

Mê Anh văn

Tại đợt nhập học vào Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế vừa qua, nhiều người bất ngờ khi nghe nữ thủ khoa ngành hệ thống thông tin quản lý chia sẻ: “Em có thế mạnh về ngoại ngữ và rất đam mê môn học này. Khi nghe đậu ngành học về kinh tế, một số bạn bè em cũng ngạc nhiên”.

Từ khi học môn tiếng Anh ở lớp 3, Cẩm Nhi đã tỏ ra thích thú môn học này. Nhận thấy khả năng của học trò, giáo viên trong trường đã dạy bồi dưỡng thêm cho Cẩm Nhi để nữ sinh này tham gia các cuộc thi. Miệt mài học với đam mê, lên lớp 5, Cẩm Nhi xuất sắc giành được huy chương đồng tiếng Anh qua mạng cấp Quốc gia.

Thành tích trở thành động lực giúp nữ sinh quê ở phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà tiếp tục cố gắng. Trong quá trình học từ lớp 6 đến lớp 12, hầu như năm nào Cẩm Nhi cũng đạt mốc 9 phẩy môn Anh văn. Cẩm Nhi chia sẻ, ở quê điều kiện học tập chưa tốt, thiếu môi trường để rèn luyện nghe nói ngoại ngữ, em lại không có điều kiện nhiều để theo học các lớp bên ngoài nên tận dụng các tiết học trên lớp để luyện nói nhiều hơn. Lên lớp 11, nhờ mối quan hệ người thân, em xin làm thêm và tìm cơ hội giao tiếp với người nước ngoài. Khi ở nhà, em dành nhiều thời gian tự học ngoại ngữ. Chỉ tính riêng ôn tập cho kỳ thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia, em luyện khoảng 60 bộ đề thì đã có hơn 30 bộ đề là môn ngoại ngữ. Em cũng tìm học thêm trên các trang mạng, các cộng đồng trên facebook”, Cẩm Nhi kể.

Thầy giáo Trần Hưng Ba, chủ nhiệm lớp 12A1 Trường THPT Đặng Huy Trứ (lớp của Cẩm Nhi) đánh giá, Cẩm Nhi là một học sinh giỏi và rất năng động với vai trò Bí thư chi đoàn. Điều ấn tượng với Nhi là sự chăm chỉ và khả năng học ngoại ngữ rất tốt.

“Ngành nào cũng có thể học ngoại ngữ”

Kỳ thi THPT Quốc gia 2019, Phan Thị Cẩm Nhi đạt 24,45 điểm (toán 8,8; tiếng Anh 8,4; vật lý 7,25), trở thành một trong số những người có điểm đầu vào cao nhất Trường ĐH Kinh tế (chưa tính điểm cộng ưu tiên, khuyến khích) và hiện là thủ khoa ngành hệ thống thông tin quản lý (Trường ĐH Kinh tế, ĐH Huế).

Nói về sự lựa chọn của Cẩm Nhi, TS. Hoàng Triệu Huy, Trưởng khoa Hệ thống thông tin kinh tế, cũng tỏ ra bất ngờ: “Đối với sinh viên có đam mê ngoại ngữ lớn, các em có nhiều sự lựa chọn như các ngành về ngoại ngữ, du lịch… Những thí sinh này ít chọn những ngành học nghiêng về toán vì các ngành học có độ khó. Ngành hệ thống thông tin quản lý cũng là ngành khó, đòi hỏi kiến thức xã hội bên cạnh công nghệ thông tin”.

Cẩm Nhi khẳng định, đã suy nghĩ rất kỹ khi chọn ngành học. Cựu nữ sinh Trường THPT Đặng Huy Trứ cho hay, em thích sự linh hoạt và các ngành về kinh tế có thể đáp ứng được tiêu chí đó. Việc có thế mạnh và đam mê ngoại ngữ có thể bổ trợ cho ngành học về kinh tế bởi trong bối cảnh hội nhập hiện nay, bất cứ ngành nghề nào cũng cần có ngoại ngữ như một công cụ hỗ trợ.

Bài, ảnh: HỮU PHÚC

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Từ nam sinh “rớt” đại học thành thủ khoa toàn quốc
Từ nam sinh “rớt” đại học thành thủ khoa toàn quốc

Trong số các thủ khoa đại học (ĐH) toàn quốc năm nay, Tôn Thất Nhật Bình là trường hợp đặc biệt. Từng đánh mất cơ hội đậu ĐH năm 2020, nhưng nỗ lực đã giúp nam sinh người Huế đạt số điểm 29,75 để trở thành thủ khoa ĐH Huế năm 2021 và lọt top 8 thí sinh có điểm khối B cao nhất cả nước.

Sức hút từ nhóm ngành quản trị kinh doanh
Sức hút từ nhóm ngành quản trị kinh doanh

Trước kỳ thi đại học, nhiều thí sinh đã đăng ký nguyện vọng vào các ngành thuộc nhóm ngành quản trị kinh doanh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế.

Thi vào trường Kinh tế sinh viên sẽ học những gì
Thi vào trường Kinh tế sinh viên sẽ học những gì?

Theo môn học kinh tế vĩ mô, học kinh tế được định nghĩa rằng là học về xã hội quản lý, điều phối cách nguồn tài nguyên khan hiếm. Để trả lời cho các câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào?