Thứ Tư, 03/04/2013 07:35

Ô cửa và dây phơi

Cứ mỗi chuyến công tác và có một khoảng thời gian rỗi nào đó, khi xê dịch trong các không gian Hà Nội, tôi lại có thể nhận rõ về chiều hướng vươn lên và rộng ra từ các chung cư cao tầng. Không phải là công dân Thủ đô, nên tôi cũng không thể nào biết rõ là Hà Nội đã có bao nhiêu chung cư cao tầng, nhưng chắc chắn đây là một sự “dịch chuyển” đúng hướng trong việc giãn mật độ dân số sống ở các khu vực trung tâm, xác lập công năng sử dụng tốt hơn cho cư dân thành phố trên những diện tích cố định, tạo lập một không gian sống hiện đại, chất lượng trong quá trình phát triển…

Nhưng quả thật là, vẫn có điều gì đấy lộm cộm trong tầm mắt của người đi qua thành phố. Và trong một buổi trưa ngược nắng, sau khi trở về từ làng gốm Bát Tràng và khu đô thị Ecopark bằng cầu Vĩnh Tuy, tôi nhìn lên cao và nhận ra một ngôn ngữ quen thuộc với một người đã từng có “thâm niên” sống ở khu tập thể trên các căn hộ cao tầng. Đó chính là các loại dây phơi quần áo với đủ loại sắc màu và cách thức.

Câu chuyện giữa tôi và một đồng nghiệp sau đó đã xoay xung quanh thói quen sống. Mà thực ra, đó còn là nhu cầu hàng ngày, thiết thân và đương nhiên là phải xảy ra trong chu trình luôn được lặp lại. Vậy vấn đề ở đây là gì? Rõ ràng là chúng ta chưa có thói quen dùng hệ thống phòng giặt, sấy công cộng và đa phần chủ yếu nhờ vào nắng, gió… nhưng tại sao khi thiết kế các chung cư này, nhà đầu tư và cả các nhà quản lý đô thị nữa không đưa vào và không yêu cầu những hạng mục tưởng như nhỏ, nhưng không thể thiếu – là sân phơi cho các hộ gia đình? Và tại sao không quay các khoảng sân phơi vào bên trong với những khoảng không gian có nắng và có gió thay vì chường phần phản cảm này ra đại lộ, ra mặt phố hay các con đường lớn, nhỏ khác…? 
Đây cũng là điều đang hiện hữu ở một số chung cư tại Huế. Khu tập thể Đống Đa cũ tình hình này có vẻ đang được cải thiện, cơ bản là vì mặt tiền của các căn hộ gần như đã được xây bít lại hoặc che kín, nhằm có thêm công năng sử dụng. Nhưng nếu đi qua các chung cư ở Xuân Diệu, ở Trường An hay chung cư dành cho người thu nhập thấp ở Vicoland, ở Hương Sơ …vẫn dễ dàng nhận ra các ô cửa, các ban công hoặc được cơi nới, hoặc được bao bọc xung quanh kiểu “chuồng cọp” hoặc “phấp phới” sắc màu quần áo…
Chả lẽ chúng ta cứ nói hoài với nhau về một thói quen cũ, cần phải thay đổi trong cách sống hàng ngày? Hay chính là thói quen đã ăn sâu và mặc định luôn cả trong ý tưởng đến các bản vẽ thiết kế, đến nỗi người có nhu cầu sử dụng các căn hộ cao tầng dù muốn vẫn cứ phải mặc nhiên chấp nhận?
Văn minh đô thị còn chính là sự “hiệu đính” lại và thay đổi ngôn ngữ quen thuộc ở khía cạnh này khi hình thành và đưa vào sử dụng các khu chung cư.
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.