Thứ Tư, 05/08/2009 06:49

Phát triển hình thức nuôi thủy sản xen ghép vùng hạ triều

Với phương châm ổn định diện tích và nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản, năm 2012, toàn tỉnh đưa vào thả nuôi 5.900 ha; trong đó, diện tích nuôi nước lợ, mặn 3.800 ha, nước ngọt hơn 2.100 ha. Chuẩn bị cho vụ nuôi mới, phóng viên Báo Thừa Thiên Huế có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục Phó Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh (CCNTTS) về những phương hướng và giải pháp.

- Để vụ nuôi năm 2012 mang lại hiệu quả cao, xin ông cho biết CCNTTS có những giải pháp gì?

- Năm 2012, toàn tỉnh đưa vào thả nuôi 5.900 ha, số lượng giống cần cung ứng là 450 triệu con tôm sú, 600 triệu tôm chân trắng và 50 triệu cá các loại. Để nuôi trồng thủy sản năm 2012 mang lại hiệu quả cao, năm qua ngành thủy sản tiếp nhận quy trình sản xuất giống cá tra, cá diêu hồng và hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá rô đầu vuông, cá trê lai. Nghiên cứu xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá rô đầu vuông để nhân rộng cho bà con ngư dân. Năm nay, ngành tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi xen ghép đã thành công trên diện tích nuôi tôm hạ triều bị ô nhiễm nặng không thể nuôi tôm được và chuyển đổi đối tượng nuôi nhằm ổn định diện tích cho từng vùng như: nuôi thâm canh tôm sú cao triều, nuôi thâm canh tôm chân trắng trên cát, vùng nuôi xen ghép hạ triều...

Đầu vụ nuôi, CCNTTS phối hợp với Chi cục Thú y kiểm tra về điều kiện an toàn vệ sinh và thú ý thủy sản ở các trại sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh, cơ sở nào đảm bảo tiêu chuẩn của ngành quy định thì cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y và đủ điều kiện sản xuất tôm giống. Ngoài ra, CCNTTS thường xuyên phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện tổ chức kiểm tra bất thường nguồn tôm giống tại chỗ và nguồn tôm giống mua từ các tỉnh khác. Đối với nguồn tôm giống tại chỗ các chủ trại giống phải kiểm dịch tôm giống trước lúc xuất bán; tôm giống ngoại tỉnh, người dân phải có giấy kiểm dịch trước khi thả nuôi. 

- Xin ông cho biết, năm nay CCNTTS làm gì để hỗ trợ người dân hạn chế dịch bệnh xảy ra?

- Đầu vụ nuôi, CCNTTS phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện tuyên truyền và phổ biến khung lịch thời vụ đến bà con ngư dân, đồng thời tăng cường công tác chỉ đạo lịch thời vụ đối với từng vùng nuôi. Đẩy mạnh công tác quản lý nuôi trồng thủy sản dựa vào cộng đồng nhằm nâng cao ý thức của người nuôi bảo vệ lợi ích chung. Nguồn giống trước khi thả nuôi bà con phải đưa đến Chi cục Thú y để kiểm dịch bằng máy PCR. Quá trình nuôi, CCNTTS khuyến cáo các hộ nuôi tuyệt đối không xả nước ở các hồ tôm bị nhiễm bệnh khi chưa xử lý và chưa được sự đồng ý của các cán bộ thuỷ sản. Ngoài ra, đơn vị thường xuyên cử các kỹ sư đến tận các hồ nuôi lấy các mẫu nước, quan trắc môi trường ở các vùng nuôi; phát hiện trong nước có độc tố, tảo đỏ, phèn chua… CCNTTS báo ngay với chính quyền địa phương và người nuôi không được thả nuôi.  

- Ngành thủy sản có khuyến cáo gì đối với người dân trong công tác phòng chống dịch bệnh?

- Với quyết tâm không để dịch bệnh ở tôm nuôi lây lan trên diện rộng, CCNTTS sẽ phối hợp với phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn các huyện thường xuyên bám sát các hồ nuôi tôm để theo dõi bà con thả giống, nếu hộ nuôi nào mua giống mà không có xuất xứ và không có giấy kiểm dịch PCR thì sẽ cương quyết không cho thả nuôi và xử phạt theo quy định hiện hành. Để vụ nuôi ăn chắc, bà con nên thả nuôi xen ghép tôm và các loại cá kình, dìa... Nâng cao hiệu quả công tác quan trắc cảnh báo môi trường, nhằm đảm bảo tính chính xác trong việc dự báo môi trường nuôi trồng thủy sản. Hàng ngày, CCNTTS quan trắc môi trường thông báo đến bà con ngư dân trên đài VTV Huế và đài truyền thanh của xã, bà con theo dõi để cấp nước vào hồ trong thời gian hợp lý. Trong quá trình nuôi, người dân cần thành lập quỹ hỗ trợ để giúp nhau trong việc đầu tư nuôi và chi phí dập dịch khi dịch bệnh xảy ra.

- Xin cảm ơn ông.

Thanh Thuận (thực hiện)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.