Thứ Sáu, 23/03/2018 06:05

Phú Lộc mở rộng không gian văn hóa đọc

Tạo hứng thú và thói quen đọc sách, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Phú Lộc không ngừng mở rộng không gian văn hóa đọc.

Một thành phố sách cho Huế, tại sao không?Không gian sách đường Hai Bà Trưng sẽ khai mạc vào ngày 1/5

Tặng sách cho học sinh ở huyện Phú Lộc

Dành cho học sinh và cả phụ huynh

Trong buổi đại hội phụ huynh đầu năm học, các trường ở Phú Lộc đều rõ nêu lợi ích, ý nghĩa của việc đọc sách của học sinh trong nhà trường và mời phụ huynh dự các tiết chia sẻ sách của học sinh để thấy tác dụng của việc đọc sách giúp học sinh rèn luyện nhiều kỹ năng khác nhau như sự tự tin trước tập thể, linh hoạt, chủ động trong giao tiếp, tương tác với bạn bè…

Chia sẻ sách đầu buổi học là một phong trào được ngành giáo dục và đào tạo huyện Phú Lộc phát động và đã tạo được nhiều dấu ấn tốt. Hoạt động này được tổ chức tại từng lớp học vào đầu tuần, ở các thư viện và hơn vậy, còn được tổ chức thành hội thi sôi động và thiết thực, như “Giáo viên kể chuyện hấp dẫn, học sinh chia sẻ sách hay”.

Một số trường còn mở rộng không gian đọc dành cho phụ huynh học sinh bằng thư viện cộng đồng tại cổng trường với nhiều đầu sách phong phú, phù hợp với nhiều ngành nghề, như về trồng trọt, chăn nuôi, khoa học… Những ngày hè, các trường đều mở cửa thư viện nhằm thu hút bạn đọc đến thư viện với nhiều lứa tuổi khác nhau và tạo san chơi bổ ích cho học sinh trong những ngay hè oi bức.

Dưới sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Phú Lộc, các trường tổ chức các hội thi, giao lưu “Học sinh chia sẻ sách hay – giáo viên kể chuyện hấp dẫn”, chia sẻ chủ đề “các nước Đông Nam Á” và đã nhận được sự đồng tình cũng như tham gia tích cực của phụ huynh, học sinh. Qua đó, giúp phụ huynh nhận thức tầm quan trọng của văn hóa đọc nhằm thúc đẩy các hộ gia đình, dòng họ tích cực học tập, nâng cao kiến thức, hướng đến xây dựng xã hội học tập suốt đời.

Xã hội hóa xây dựng thư viện

Xác định nhà trường là nơi lý tưởng để bồi dưỡng hứng thú và thói quen đọc sách cho học sinh, dưới sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Phú Lộc, các trường trong huyện đưa công tác xây dựng thư viện thân thiện, phát triển phong trào đọc vào nhiệm vụ năm học; xây dựng quy chế phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trên địa bàn xã/thị trấn và trong nhà trường nhằm xã hội hóa kinh phí đối ứng đầu tư cơ sở vật chất thư viện thân thiện.

Đến cuối năm 2019, Phú Lộc có 38 thư viện trường học đạt chuẩn, trong đó có 9 thư viện trường tiểu học đạt danh hiệu thư viện tiên tiến. Chúng tôi có dịp đến thăm nhiều thư viện ở các trường học thuộc huyện Phú Lộc. Cảm nhận đầu tiên là hệ thống thư viện các trường trong huyện khang trang, thoáng mát, thiết bị hiện đại nên thu hút nhiều bạn đọc và hoạt động đọc sách ở thư viện đã đi vào chiều sâu.

Thực hiện xã hội hóa, ngành giáo dục và đào tạo Phú Lộc đã vận động sự hỗ trợ kinh phí của các tổ chức và doanh nghiệp nước ngoài để xây dựng “Thư viện thân thiện”. Tính ra, trong 2 năm qua, huyện Phú Lộc huy động gần 5 tỷ đồng cho công tác xã hội hóa để đẩy mạnh văn hóa đọc trong nhà trường. Đáng kể như vận động tập đoàn Laguna xây dựng thư viện và phòng đọc trị giá 2 tỷ đồng. Phát động ngày hội đọc sách, ngành giáo dục và đào tạo đã huy động dự án Zhi - shan hỗ trợ xây dựng 16 thư viện thân thiện trị giá gần 1,7 tỷ đồng. Huyện cũng nhận được sự hỗ trợ về tủ sách, sách của tủ sách Nhân Ái, các nhà sách trực thuộc Trung ương Đoàn, phần đối ứng của các trường trong ngày hội đọc sách trị giá 1,2 tỷ đồng.

Dự kiến đến năm 2022, Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Phú Lộc huy động các nguồn lực để xây dựng hệ thống thư viện thân thiện cho toàn khối tiểu học; thí điểm mô hình thư viện đồ chơi cho trường mầm non và thư viện cho khối trung học cơ sở; trang bị hệ thống tủ sách cho cả hai khối học, sách cho giáo viên…

Bài, ảnh: An Nhiên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng
Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc cùng Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế, Ban Tuyên giáo Thị ủy Hương Thủy và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp bàn kế hoạch chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học về địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc.

Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943
Tiếp nhận và xây dựng văn hoá mới từ nền tảng Đề cương về văn hoá Việt Nam năm 1943

Nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, TS. Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục), Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn Văn hóa - Xã hội (Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam) và GS.TS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, khẳng định, bản Đề cương đến nay vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện sức mạnh soi đường quốc dân đi của văn hoá.

Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp
Triển lãm tranh dân gian và trải nghiệm thư pháp

Sáng 23/2, tại Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Quảng Điền, Bảo tàng Mỹ thuật tỉnh phối hợp với UBND huyện Quảng Điền tổ chức triển lãm chuyên đề Sắc Xuân.