Thứ Ba, 14/01/2020 06:45

Quản lý mỏ khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng

Với 19 mỏ làm vật liệu san lấp (VLSL) đang khai thác trên địa bàn tỉnh, quá trình hoạt động đã phát sinh nhiều bất cập. Ngành chức năng đang triển khai các giải pháp tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản.

Một số dự án phải đánh giá tác động môi trườngLo đất san lấp cho các công trình trọng điểm - kỳ 2: Bất cập khai thác, quản lý mỏ đất làm vật liệu san lấpThiếu vật liệu san lấp, nguy cơ chậm tiến độQuản lý, giám sát hoạt động khai thác mỏ

Mỏ đất Trốc Voi 3 đang hoạt động khai thác tại địa bàn phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy

Vẫn còn vi phạm

Ông Nguyễn Hữu Chung, Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ (Phong Điền) thông tin, địa phương vừa lập biên bản, yêu cầu Công ty TNHH MTV Thương mại và Xây dựng Tấn Hoàng (gọi tắt Công ty Tấn Hoàng) - chủ mỏ khoáng sản cát, sỏi làm vật xây dựng (VLXD) tại khu vực bãi bồi Đội 4 thôn Tân Mỹ, xã Phong Mỹ ngưng hoạt động nhằm hoàn thiện, bổ sung hồ sơ liên quan thủ tục đất đai.

Theo giấy phép, Công ty Tấn Hoàng được phép khai thác khoáng sản cát, sỏi làm VLXD thông thường bằng phương pháp lộ thiên tại khu vực bãi bồi Đội 4 với diện tích 6ha, mức sâu khai thác tính từ bề mặt địa hình hiện trạng là 0,99m, trữ lượng khai thác 50 nghìn m3, thời hạn cấp phép mỏ 6 năm.

“Nguyên nhân đình chỉ, dù có giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh cấp, tuy nhiên đơn vị này chưa hoàn thiện các thủ tục hồ sơ liên quan đến thuê đất để trình địa phương, trong khi công ty đã cho phương tiện xuống khu vực khai thác đắp đê “chạy thử máy” là chưa đảm bảo các quy định. Địa phương đang tăng cường công tác giám sát, phối hợp với các cơ quan chức năng quản lý mỏ cung ứng VLXD trên địa bàn”, ông Chung cho biết.

Mới đây, UBND tỉnh đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản đối với Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái. Theo đó, dù giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực nhưng công ty này không nộp hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã áp dụng hình thức xử phạt Công ty TNHH Xây dựng Bảo Thái số tiền 130 triệu đồng.

Hiện tại, nhằm cung ứng đất làm VLSL cho các công trình xây dựng trọng điểm trên địa bàn tỉnh, các mỏ cung cấp vật liệu còn hiệu lực hoạt động trên địa bàn TX. Hương Thủy đang tăng công suất hoạt động. Cụ thể, mỏ Trốc Voi 2, Trốc Voi 3  (Thủy Phương, Hương Thủy) lần lượt của Công ty TNHH MTV Tuấn Nhân, Công ty TNHH Xây dựng tổng hợp 468, hàng ngày có cả trăm lượt phương tiện ra vào mỏ, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường trong khu vực.

Ông Hồ Văn Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH MTV Tuấn Nhân cho hay, mỏ Trốc Voi 2 được UBND tỉnh cấp quyền khai thác cho đơn vị cuối năm 2021, trên diện tích 5,4 ha với trữ lượng 500 nghìn m3. Do mỏ đất nằm gần tuyến QL1A, các phương tiện thường xuyên từ các đường nội bộ đổ ra tuyến quốc lộ dễ gây ô nhiễm. Để đảm bảo môi trường khi đi vào hoạt động, công ty đầu tư hệ thống tưới xịt tự động khi phương tiện rời khỏi công trường. Điểm tưới xịt nước này dùng chung cho cả mỏ Trốc Voi 3.

Tăng cường công tác xử lý

Để đảm bảo nguồn cung VLSL, Sở TN&MT đã có báo cáo gửi UBND tỉnh thông tin quy hoạch khoáng sản đất làm VLSL, tiến độ đang thực hiện thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác đất để phục vụ các DA trọng điểm đang triển khai trên địa bàn tỉnh. Đơn vị này cũng tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý giám sát hoạt động khai thác mỏ ở các địa phương. Trên cơ sở đó, đề xuất UBND tỉnh có quyết định xử phạt hành chính, tạm đình chỉ hoạt động tại mỏ nhiều DN vi phạm.

Ông Nguyễn Mạnh Đại Lân, Trưởng phòng Quản lý Tài nguyên - Sở TN&MT thông tin, ngoài công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản, thời gian qua, sở đã thực hiện nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Qua công tác thanh, kiểm tra đã tham mưu UBND tỉnh xử phạt theo thẩm quyền trong lĩnh vực khoáng sản đối với 22 tổ chức, với tổng số tiền xử phạt gần 7 tỷ đồng…

Sau khi có ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở TN&MT đã chủ trì phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) tiến hành làm việc với các chủ mỏ đang vận hành ở các địa phương, các ban quản lý DA yêu cầu các DN khai thác đất làm VLSL thực hiện nghiêm túc các nội dung quy định pháp luật về môi trường; các chủ xe vận tải chuyên chở đất làm VLSL phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông, đảm bảo chuyên chở đúng trọng tải và không để rơi vãi đất, đá xuống đường trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, theo chức năng chuyên ngành được giao, Sở TN&MT thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản đất làm VLSL trên địa bàn.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 19 giấy phép khai thác khoáng sản đất làm VLSL đang hoạt động, với tổng diện tích hơn 141ha, trữ lượng khai thác là hơn 10 triệu m3, công suất khai thác là gần 2,4 triệum3/năm. Ngoài ra, còn có 8 vị trí mỏ đá làm VLXD thông thường được cấp phép khai thác khoáng sản đi kèm là đất tầng phủ với tổng công suất đất san lấp hàng năm khoảng  hơn 500.000m3.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tránh chồng chéo về quản lý khi xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Tránh chồng chéo về quản lý khi xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

Phản hồi đề nghị của Bộ Tài chính về việc góp ý dự thảo Thông tư quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nhiều điều khoản và quy định theo văn bản pháp luật cần sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Ứng dụng công nghệ vào quản lý trật tự đô thị
Ứng dụng công nghệ vào quản lý trật tự đô thị

Với mục tiêu đưa công tác quản lý đô thị (QLĐT) ngày càng đi vào kỷ cương, nề nếp, Đội QLĐT TP. Huế đã thành lập Tổ Quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) và triển khai ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý trật tự xây dựng (TTXD) đô thị trên địa bàn.