Chủ Nhật, 30/09/2012 10:38

Quảng Điền: Gần 900 ha lúa, 100 ha rau màu được khắc phục

Sau đợt mưa lũ vừa qua, 1.200 ha lúa, 220 ha rau màu của người dân các xã Quảng An, Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng Thành và thị trấn Sịa bị ngập lút từ 0,5 đến 1 mét, nguy cơ thiệt hại rất nặng.

Sau khi huy động tất cả các trạm bơm điện, 20 trạm bơm dầu di động, hàng trăm công lao động tiến hành tháo dỡ 3 đê quai ở công trình kè xã Quảng Thành, gia cố các tuyến đê bị nứt vỡ, tiến hành tiêu úng, đến sáng 30/3, toàn huyện đã có 895 ha lúa, 100 ha rau màu được tiêu úng. 


Quảng An mở cửa thoát nước chống úng

Ông Lê Văn Thứ - Giám đốc HTX SXNN Đông Phú (xã Quảng An) cho biết: “Do nằm ở vùng thấp trũng, nước lên quá nhanh nên 167 ha lúa, 28 ha rau màu của bà con xã viên bị ngập lút hoàn toàn. Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo huyện, sự nỗ lực của bà con trong công tác chống úng, đến ngày 30/3, 167 ha lúa của bà con xã viên được tiêu úng”.

Qua thống kê của ngành chức năng hiện nay toàn huyện Quảng Điền còn lại 305 ha lúa của các xã Quảng Vinh, Quảng Phú, Quảng Thọ và thị trấn Sịa đang còn ngập sâu chưa thể cứu vãn. Nặng nhất là HTX số 2 thị trấn Sịa. Do đồng ruộng nằm ở vùng sâu, nhiều tuyến đê bị sạt lở khá nặng  nên150 ha lúa đến nay vẫn còn ngập chìm trong nước.

Ông Hà Văn Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền cho biết: “Đến sáng 30/3 toàn huyện đã có 895 ha lúa, 100 ha hoa màu của bà con đã được cứu thoát. Hiện còn lại 305 lúa ở vùng sâu nước vẫn còn ngập úng, chúng tôi vẫn đang tích cức triển khai tiêu úng. Dự kiến đến ngày ¾ các cánh đồng sẽ rút hết nước. Sau khi nước rút, UBND huyện sẽ đi kiểm tra mức độ thiệt hại để có biện pháp khắc phục hỗ trợ cho người dân”.

Một vấn đề khó khăn của huyện Quảng Điền hiện nay là các cửa thoát lũ trên đê Eco thông ra phá Tam Giang như cống Ba (cửa xã Quảng An), cống Quán (cửa xã Quảng Thành) khẩu độ quá nhỏ không thể dẫn nguồn tối đa để hạ thấp mặt nước. Trước thực trạng này, huyện Quảng Điền rất cần sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành để mở rộng khẩu độ các cửa cống thoát lũ cũng như điều tiết lượng nước xả lũ về vùng hạ lưu để người dân yên tâm sản xuất.

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.