Chủ Nhật, 10/04/2016 07:55

Quy định mới về điều kiện kinh doanh đào tạo lái xe ô tô

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 138/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe.

Liên tiếp thuê xe ô tô bán lấy tiền tiêu xài

Nghị định 138/2018/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện kinh doanh, cấp và thu hồi giấy phép đào tạo lái xe ô tô.

Cụ thể, về điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, Nghị định 138/2018/NĐ-CP sửa đổi điều kiện về phòng học Kỹ thuật lái xe như sau: Có phương tiện nghe nhìn phục vụ giảng dạy (băng đĩa, đèn chiếu...); có hình hoặc tranh vẽ mô tả các thao tác lái xe cơ bản (điều chỉnh ghế lái, tư thế ngồi lái, vị trí cầm vô lăng lái...); có xe ô tô được kê kích bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng (có thể bố trí ở nơi riêng biệt); có thiết bị mô phòng để đào tạo lái xe.

Về điều kiện xe tập lái, cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có xe tập lái các hạng được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xe tập lái; trường hợp cơ sở đào tạo có dịch vụ sát hạch lái xe, căn cứ thời gian sử dụng xe sát hạch vào mục đích sát hạch, được phép sử dụng xe sát hạch để vừa thực hiện sát hạch lái xe, vừa đào tạo lái xe nhưng số lượng xe sát hạch dùng để tính lưu lượng đào tạo không quá 50% số xe sát hạch sử dụng để dạy lái.

Sân tập lái xe phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của cơ sở đào tạo lái xe.

Ngoài cơ sở vật chất kỹ thuật, Nghị định 138/2018/NĐ-CP cũng sửa đổi điều kiện về giáo viên. Theo đó, cơ sở đào tạo lái xe ô tô phải có đội ngũ giáo viên dạy lý thuyết, thực hành đáp ứng tiêu chuẩn quy định; đảm bảo có ít nhất 1 giáo viên dạy thực hành lái xe trên 01 xe tập lái.

Tiêu chuẩn chung giáo viên dạy lái xe phải đáp ứng tiêu chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

Giáo viên dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành luật, công nghệ ô tô, công nghệ kỹ thuật ô tô, lắp ráp ô tô hoặc các ngành nghề khác có nội dung đào tạo chuyên ngành ô tô chiếm 30% trở lên, giáo viên dạy môn Kỹ thuật lái xe phải có giấy phép lái xe tương ứng hạng xe đào tạo trở lên.

Giáo viên dạy thực hành lái xe đáp ứng các tiêu chuẩn: i-Có giấy phép lái xe hạng tương ứng hoặc cao hơn hạng xe đào tạo, nhưng không thấp hơn hạng B2; ii- Giáo viên dạy các hạng B1, B2 phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 3 năm trở lên, kể từ ngày trúng tuyển; iii- Giáo viên dạy các hạng C, D, E và F phải có giấy phép lái xe đủ thời gian từ 05 năm trở lên kể từ ngày trúng tuyển; iv- Đã qua tập huấn về nghiệp vụ dạy thực hành lái xe theo chương trình do cơ quan có thẩm quyền ban hành và được cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo mẫu quy định.

Về Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe, Nghị định quy định Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo thuộc cơ quan trung ương do Bộ Giao thông vận tải giao; Sở Giao thông vận tải cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe cho giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý.

Theo VPCP

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khẩn trương khắc phục vướng mắc trong cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến
Khẩn trương khắc phục vướng mắc trong cấp, đổi giấy phép lái xe trực tuyến

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam khẩn trương rà soát, khắc phục vướng mắc liên quan đến dịch vụ công trực tuyến đổi giấy phép lái xe trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; chấn chỉnh việc trực hỗ trợ, phục vụ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến này.

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Đào tạo kiến thức chăn nuôi lợn cho người mù và khuyết tật
Đào tạo kiến thức chăn nuôi lợn cho người mù và khuyết tật

Ngày 17/2, Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm cho người mù thuộc Hội người mù tỉnh phối hợp với Ban chấp hành Hội người mù huyện Phong Điền tổ chức lớp dạy nghề kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho lợn cho 15 học viên là người mù và người khuyết tật.

Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra
Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra

Với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng và chuẩn đầu ra, đặc biệt là đa dạng các chương trình đào tạo, Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế đã và đang kịp thời cung ứng nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội.