Thứ Hai, 17/02/2020 16:11

Quy hoạch chuyển khoảng 650 km quốc lộ thành đường địa phương

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, thời gian vừa qua, một số địa phương đã thực hiện rà soát, báo cáo Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc đề nghị điều chuyển một số đoạn, tuyến quốc lộ thành đường địa phương.

Ô tô đầu kéo lật ngang giữa quốc lộ, dải phân cách bị hư hỏngCông trình “gặp khó” khi đấu nối với Quốc lộ 49AQuốc lộ 1A qua Huế quá tải

Quốc lộ 2B đoạn qua xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN

Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các Cục Quản lý Đường bộ khu vực, các Sở Giao thông Vận tải tiếp tục rà soát để đề xuất điều chuyển các đoạn, tuyến quốc lộ không có trong quy hoạch, các đoạn quốc lộ có đường thay thế và các trường hợp khác để chuyển thành đường địa phương.

Cụ thể, tại Quy hoạch phát triển mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nhiều nội dung mới; trong đó đáng chú ý, quy hoạch sẽ chuyển khoảng 650 km quốc lộ thành đường địa phương.

Trong tổng 650 km quốc lộ chuyển thành đường địa phương, vùng Trung du miền núi phía Bắc có 20 tuyến quốc lộ được chuyển thành đường địa phương với chiều dài hơn 66 km. Vùng đồng bằng sông Hồng có 23 tuyến, đoạn tuyến với chiều dài hơn 195 km. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có 31 tuyến, đoạn tuyến với chiều dài hơn 184 km. Vùng Tây Nguyên có 2 tuyến, đoạn tuyến với chiều dài hơn 50 km. Vùng Đông Nam Bộ có 7 tuyến với chiều dài hơn 37 km. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 14 tuyến với chiều dài hơn 115 km.

Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin thêm, để hình thành mạng lưới quốc lộ thống nhất, phù hợp với các tiêu chí về tuyến quốc lộ và với thực tế quản lý, một số tuyến quốc lộ không đạt tiêu chí, nằm trong đô thị và các đoạn qua khu vực đô thị đã được xây dựng tuyến tránh đảm bảo quy mô quy hoạch sẽ được chuyển thành đường địa phương.

Theo Báo Tin tức

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.

Trồng rừng để hứng carbon
Trồng rừng để hứng carbon

Theo đánh giá từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thừa Thiên Huế là địa phương có độ che phủ rừng tương đối tố...

Rút ngắn khoảng cách công nghệ số
Rút ngắn khoảng cách công nghệ số

Tiếp cận với internet và sử dụng một số thao tác trên nền tảng này đối với 2/3 dân số cả nước có lẽ đã là điều bình thường.

Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương
Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương

Nhằm đồng hành cùng các đơn vị khởi nghiệp, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm truyền thống, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tuyển chọn doanh nghiệp, dự án tham gia vào chương trình “Thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương”.

Nuôi dưỡng sáng tạo cho trẻ trên nền tảng di sản văn hóa địa phương
Nuôi dưỡng sáng tạo cho trẻ trên nền tảng di sản văn hóa địa phương

Từ kết quả nghiên cứu đề tài cấp Đại học Huế, nhóm giảng viên thuộc Khoa Giáo dục mầm non, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tâm chủ nhiệm, đã cho ra mắt công trình “Giáo dục văn hóa địa phương cho trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” (NXB Hội nhà văn, 2022).