Thứ Bảy, 18/02/2012 04:17

Quyết liệt cải cách hơn nữa

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ đánh giá một năm thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), được tổ chức cuối tuần qua, trong 6 tháng đầu năm 2014, các bộ, ngành, địa phương đã đơn giản hóa 106 TTHC, nâng tổng số TTHC được đơn giản hóa lên 4.131; công bố 8.649 thủ tục, bãi bỏ hơn 2.800 thủ tục; có hơn 80 nghìn hồ sơ được giải quyết. Đây là một nỗ lực rất lớn góp phần vào việc cải cách hành chính hiện nay.

Sau “phát pháo lệnh” của Thủ tướng Chính phủ đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan đầu tháng 7 vừa qua, chúng ta có thể thấy rõ sự chuyển biến của hai ngành này với việc thực hiện lộ trình cắt giảm từ 30-50% số lượng thủ tục và thời gian thực hiện TTHC ngay trong năm 2014. Mới đây (14-8), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu cắt giảm ít nhất 1/3 thời gian TTHC về đầu tư xây dựng trong năm 2015. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, hiện các ngành, các địa phương đang nỗ lực đẩy mạnh việc thực hiện chương trình cải cách hành chính theo Nghị quyết 30c của Chính phủ.

Tại Thừa Thiên Huế, tỉnh ban hành kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2011- 2015, tập trung vào 7 nội dung chủ yếu: Cải cách thể chế; cải cách TTHC; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hoá hành chính nhà nước; tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính. Theo đó, rất nhiều hoạt động được triển khai thực hiện đồng bộ. UBND tỉnh đã kiện toàn, tập huấn, triển khai hoạt động có hiệu quả cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại 21 sở, ban, ngành trực thuộc. Việc rà soát, ban hành bổ sung, sửa đổi và công khai bộ TTHC của các cấp, các ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân khi tiến hành làm các TTHC.
Chuyển biến rõ nhất trên địa bàn tỉnh là việc thực hiện cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại các cơ quan hành chính nhà nước và đang tiến tới mô hình “một cửa hiện đại” cấp huyện. Tỉnh cũng công khai 2993 thủ tục hành chính công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, các sở, ngành cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 51 về việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh...
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, cải cách hành chính được xác định vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình hội nhập; góp phần phòng ngừa và hạn chế tham nhũng, tiêu cực trong bộ máy chính quyền các cấp. Bài học ở ngành thuế và hải quan cho thấy, nếu có sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu các ngành, các cấp, cải cách hành chính chắc chắn sẽ thành công.
Hoàng Giang
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.