Chủ Nhật, 22/07/2012 11:00

Quyết liệt chặn xe quá tải

Điều gì chúng ta cũng làm được và làm hiệu quả. Vấn đề là có làm hay không? Nhận định này là hoàn toàn có cơ sở. Nhiều người bảo có những vấn đề đã biết nhưng rất khó thực hiện bởi vì lợi ích nhóm, bởi vì “dây mơ rễ má” trở thành hệ thống. Muốn sửa thì phải sửa hệ thống. Chuyện chưa hẳn là đã như vậy. Chỉ cần quyết tâm của người đứng đầu là có thể thay đổi được tình hình.

Ví dụ chuyện xe quá tải. Ai cũng biết nạn xe quá tải hoành hành bao nhiêu năm nay bất chấp là có bao nhiêu trạm cân, bao nhiêu trạm cảnh sát giao thông ngày đêm giám sát. Thế nhưng từ khi có lệnh từ Bộ Giao thông vận tải kiểm soát xe quá tải đồng loạt trên cả nước, theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thì lượng xe quá tải từ 50% (tháng 3/2014) giảm xuống còn 8,3% vào những tháng cuối năm 2014. Và rất hy vọng đà này sẽ còn giảm khả quan hơn khi trong hội nghị tổng kết công tác an toàn giao thông năm 2014, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự về xe quá tải, vì đây là hành vi làm hư hỏng đường, là hành vi phá hoại tài sản quốc gia.

Một ví dụ khác, khi Chính phủ có nghị quyết, yêu cầu ngành thuế cải cách thủ tục, rút ngắn thời gian nộp thuế, đã tiết kiệm cho doanh nghiệp được 200 giờ. Xét ở khía cạnh kinh tế, con số giảm hơn 42% xe quá tải và 200 giờ rút ngắn thời gian nộp thuế sẽ là một sự tiết kiệm số tiền không phải nhỏ, nếu biết rằng một km đường có khi đầu tư đến cả chục tỷ đồng. Hoặc việc chờ đợi hơn 200 giờ để làm thủ tục thuế sẽ làm doanh nghiệp nản lòng như thế nào.

Bộ Giao thông vận tải đưa ra giải pháp giảm xe quá tải trong năm 2015 là sẽ đặt cân tải trọng ở các trạm BOT. Cũng là một cách giám sát hiệu quả. Nhưng cùng với đó là phải gắn trách nhiệm và xử lý nghiêm các trạm cân nếu để lọt xe quá tải. Nếu làm quyết liệt, chắc chắn vấn đề xe quá tải sẽ được giải quyết.

Nhiều lần đi đường, với các tuyến xe khách cố định, có thương hiệu… tôi thấy nhiều lái xe thực hiện luật giao thông hết sức nghiêm túc. Chở đúng số lượng người, chạy đúng tốc độ quy định. Hỏi ra mới biết, họ lái xe ăn lương nên không việc gì phải vi phạm luật. Nếu vi phạm thì lái xe chịu trách nhiệm chứ không phải nhà xe. Và bao nhiêu lần vi phạm thì có thể bị nhà xe sa thải. Điều này cũng cho thấy, lái xe của các hãng xe lớn không “dại gì ăn cám trả vàng”. Chính vì vậy, một giải pháp nữa là ngành giao thông cũng cần tác động đến các hãng xe để họ thực hiện nghiêm túc luật giao thông. Hiện nay các hãng xe vận tải lớn, có thương hiệu hình thành ngày càng nhiều. Nếu các hãng này thực hiện nghiêm túc cũng đã giảm được rất nhiều lượng xe quá tải.

Năm ngoái có dịp đi Lào, tôi nghe câu chuyện này nhưng không có điều kiện kiểm chứng, nếu đúng như vậy có khi đây cũng là một giải pháp hay. Đối với các đơn vị sản xuất, nếu cung cấp hàng cho xe chở quá tải thì chính đơn vị sản xuất cũng phải chịu trách nhiệm. Vậy là họ đã kiểm soát được một phần tải trọng xe chở từ gốc sản xuất hàng hóa. Chỉ cần làm được như vậy cũng đã kiểm soát được nhiều về xe quá tải. Vấn đề ở đây là xem xét có phù hợp với những quy định của luật pháp Việt Nam hay không.

Bình Nguyên
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.