Thứ Bảy, 24/10/2015 08:35

Rào cứ rào, đi cứ đi!

Gần đây, Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế sau khi thi công xong tiến hành hoàn trả mặt bằng ở một số tuyến đường như đoạn giao nhau giữa Trần Hữu Dực với Tố Hữu, Trần Văn Ơn-Tố Hữu, Ngô Quyền,… để người dân đi lại thuận tiện hơn, giảm bớt bụi bẩn trong mùa hè, lầy lội trong mùa mưa.

Cần bàn giao mặt bằng sạch kịp thời cho các nhà đầu tưVướng giải phóng mặt bằng một số tuyếnĐẩy nhanh giải phóng mặt bằng khu đô thị An Vân DươngĐẩy nhanh tiến độ bảo tồn & tôn tạo kinh thành Huế - Bài 1: Mỏi mòn chờ mặt bằngHoàn trả mặt bằng dự án Cải thiện môi trường nước như cũ hoặc tốt hơn

Không có gì đáng nói nếu sau khi thảm nhựa, dù đã rào chắn, song người đi đường vẫn cố tình băng qua làm hư lớp nhựa phía trên mặt đường khiến đơn vị thi công phải sửa chữa, khắc phục, thảm nhựa lại.

Những sợi dây rào như thế này (ảnh) không có tác dụng với người đi đường

 Cách đây mấy hôm, đi bộ qua đường Tố Hữu tầm 5 giờ sáng, chúng tôi chứng kiến khá nhiều xe lưu thông trên tuyến đường này đều quay đầu ngược trở lại khi đến gần cầu Phát Lát, nơi đơn vị thi công vừa thảm nhựa xong và rào chắn để bảo vệ lớp nhựa đường khô cứng trước khi lưu thông. Thế nhưng, vẫn không có ít xe máy, ô tô vẫn cố tình băng qua, trong đó có cả chiếc xe ô tô cỡ lớn, loại 48 chỗ ngồi, chuyên vận chuyển công nhân của một doanh nghiệp may mặc trên địa bàn. Hậu quả là mặt đường lún xuống, in hằn hai dấu bánh xe khá rõ rệt. Sáng cùng ngày, đơn vị thi công phải thảm nhựa lại để xóa dấu vết và làm mặt đường bằng phẳng, láng bóng hơn.

 Tương tự, ở phía đường Trần Văn Ơn, dù chỉ cắt một đoạn ngắn để thi công cống thoát nước, song khi thảm nhựa mặt đường, đơn vị thi công cũng phải rào chắn cả hai bên để tránh người qua lại. Đáng tiếc là chỉ mới thảm nhựa một lớp, các phương tiện giao thông và người đi đường tông đứt dây chắn, mặt đường chằng chịt bánh xe.

 Ở một số tuyến đường khác cũng tương tự, thậm chí có tuyến đường, đơn vị thi công đang thảm nhựa, xe đang lu và có người gác chắn hướng dẫn đi đường khác, song họ vẫn cố tình băng qua mặc cho nguy hiểm và dầu nhựa bám dính đầy xe.

 Chứng kiến cảnh này, nhiều người cho rằng, ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân, tài xế xe khách, xe tải… chưa cao, cần có chế tài xử phạt, nhắc nhở. Tuy vậy, điều này không dễ bởi hầu hết các tuyến đường thảm nhựa để hoàn trả mặt bằng thường được các đơn vị thi công thảm nhựa vào ban đêm để tránh người qua lại nên việc xử lý khá khó khăn.

 Theo Ban quản lý Dự án Cải thiện môi trường nước TP. Huế, để đẩy nhanh tiến độ hoàn trả mặt bằng, nhất là Festival Huế 2018 đang cận kề, ban đã chỉ đạo các đơn vị thi công tranh thủ thời tiết nắng ráo thảm nhựa một số tuyến đường đã thi công hoàn thành và thảm nhựa vào chiều tối, đêm khuya để giảm ảnh hưởng đến giao thông cũng như chất lượng mặt đường. Đối với việc xử lý những trường hợp cố tình băng qua đường đang thi công hoặc đã rào chắn, ngoài biện pháp cử người canh giữ, nhắc nhở, ban cũng phối hợp, đề nghị cảnh sát giao thông kiểm tra, nhắc nhở, xử phạt một số trường hợp lưu thông sai quy định làm cản trở, ảnh hưởng đến chất lượng thi công thảm nhựa mặt đường.

Bài, ảnh: Linh Đan

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khảo sát dự án tuyến đường giao thông kết nối liên vùng
Khảo sát dự án tuyến đường giao thông kết nối liên vùng

Ngày 14/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng đoàn công tác đã có chuyến khảo sát thực địa Dự án tuyến đường kết nối liên vùng từ Tỉnh lộ 16 (xã Hương Bình, thị xã Hương Trà) với đường tránh phía Tây TP. Huế (DA).

Giải pháp thoát nước cho các khu đô thị
Giải pháp thoát nước cho các khu đô thị

Việc nâng cao độ các tuyến đường trong Khu Đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương trong giai đoạn trước mắt sẽ ảnh hưởng đến quá trình thoát lũ tại một số khu vực dân cư hiện hữu. Về lâu dài, UBND tỉnh sẽ từng bước hoàn thiện đầu tư các tuyến đường và hệ thống thoát nước trong khu vực theo quy hoạch để đảm bảo kết nối đồng bộ hệ thống giao thông, hạ tầng kỹ thuật và thoát nước cho KĐTM này.

Không gian cho nước thoát
Không gian cho nước thoát

Để hạn chế tình trạng ngập lụt cho các khu dân cư, khu đô thị hiện nay, về lâu dài, quy hoạch cần phải đảm bảo cho không gian nước thoát ra sông Hương hoặc thoát về phía đông, ra đồng ruộng. Trong khi đó, việc nâng mặt đường chống ngập sẽ dẫn đến tăng chênh lệch cao độ với dân cư hiện hữu, đồng thời thay đổi lưu vực thoát nước nên cần phải có đánh giá tổng thể bao gồm cả khu vực lân cận.