Thứ Bảy, 30/06/2012 09:46

Rộn rã hoạt động du lịch đón năm mới

Ông Lê Ngọc Sanh cho hay, qua số liệu đặt phòng của khách trong những ngày Tết Dương lịch, công suất buồng phòng dao động từ 48-70%, ước đạt khoảng 65.000 lượt khách, phần lớn là khách quốc tế đến từ các thị trường: Pháp, Thái Lan, Mỹ, Đức, Anh...

Đầu bếp các khách sạn chuẩn bị cho Gala Dinner chào năm mới

 

Dạ nhạc tiệc mừng năm mới

Khu phố “Tây” với các tuyến Lê Lợi, Nguyễn Công Trứ, Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An... ngập tràn không khí lễ hội. Các khách sạn, nhà hàng đều được trang trí lộng lẫy đón năm mới. Ông Lê Ngọc Sanh, Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch (VH,TT&DL) cho biết: “Thời điểm này đang là mùa khách quốc tế, mỗi ngày Huế có trên 6.500 khách du lịch. Tết Tây là dịp quan trọng với du khách quốc tế, đặc biệt là khách châu Âu nên các khách sạn, nhà hàng lớn đều tổ chức chương trình đón năm mới”.
Phần lớn các khách sạn 5 sao, 4 sao và một số khách sạn 3 sao tổ chức chương trình Gala dinner chào đón năm mới với nhiều chương trình hấp dẫn, như: Dạ tiệc buffet, chương trình ca múa nhạc mừng Xuân, giao lưu với các ca sĩ nổi tiếng, biểu diễn thời trang, ảo thuật, khiêu vũ và những trò chơi có thưởng vui nhộn kèm khuyến mãi hấp dẫn. Giá vé các chương trình này dao động từ 470 nghìn đến 1,6 triệu đồng. Các khách sạn còn tặng thiệp chúc Tết đầu năm, tặng quà cho vị khách đầu tiên đến lưu trú ngày 1-1.
Khách sạn Hương Giang tổ chức chương trình nhạc tiệc chào năm mới với sự tham gia của các ca sĩ đạt giải Sao Mai, biểu diễn thời trang áo dài, vũ điệu Samba, hòa tấu acoustic... Khách có thể vừa thưởng thức tiệc buffet trên 40 món Âu, Á vừa tham gia khiêu vũ và các trò chơi có thưởng. Chị Minh Hạnh, phụ trách Khách sạn Hương Giang, chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, chúng tôi luôn trang hoàng, tổ chức chương trình sôi động để tạo không khí thân quen cho khách. Dù đi du lịch, đi công tác, khách cũng sẽ được tận hưởng không khí đón năm mới quen thuộc như đang ở trên quê hương mình”
Phấn đấu đón 3,1-3,3 triệu lượt khách
Năm 2015, phát triển du lịch và dịch vụ được xem là một trong bốn chương trình trọng điểm của tỉnh. Du lịch Thừa Thiên Huế phấn đấu đón từ 3,1-3,3 triệu lượt khách, trong đó, khách quốc tế đạt từ 1,1-1,3 triệu lượt; khách lưu trú đạt khoảng 2,2-2,3 triệu lượt, doanh thu du lịch tăng 17%. Vì thế, tăng cường các giải pháp để thúc đẩy du lịch phát triển được Sở VH,TT&DL chuẩn bị từ cuối năm 2014.
Xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước là một trong những giải pháp sẽ được đẩy mạnh. Các hoạt động quảng bá du lịch tại Hội chợ Travex 2015 tại Nay Pyi Taw (Myanmar), Hội chợ Kotfa (Hàn Quốc), Jata (Nhật Bản), ITB (Đức)… cũng như phối hợp đón các đoàn Famtrip, Presstrip gồm các hãng lữ hành và báo chí nước ngoài đến từ các thị trường, như: Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Mỹ… sẽ giới thiệu rộng rãi hình ảnh du lịch Thừa Thiên Huế ra thế giới.  
Du lịch nội địa cũng được chú trọng thông qua việc tham gia Ngày hội Du lịch TP Hồ Chí Minh, Hội chợ VITM Hà Nội; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động liên kết ba địa phương qua việc phối hợp tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Hội chợ ITE HCMC 2015; tham gia Tuần Văn hóa Huế tại Hà Nội để giới thiệu hình ảnh Huế - thành phố Văn hóa ASEAN; phối hợp tổ chức Hội nghị Xúc tiến Du lịch Việt Nam - ASEAN tại Huế… Các ấn phẩm xúc tiến, quảng bá điểm đến Thừa Thiên Huế, như: “Mười điều cần khám phá của di sản triều Nguyễn”, “Danh bạ Khách sạn - Lữ hành, tour du lịch Huế”, “Cẩm nang hướng dẫn du lịch Huế”, “Giới thiệu ẩm thực Huế” sẽ được xuất bản, tái bản cung cấp cho du khách. Trung tâm Thông tin du lịch và Hỗ trợ du khách (Số 1 Phạm Hồng Thái, TP Huế) được chỉnh trang và tăng cường chất lượng hoạt động.
Để thu hút khách, việc duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch là vấn đề then chốt. Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở VH,TT&DL cho biết: “Chúng tôi sẽ nghiên cứu khai thác và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch mới, khai thác tiềm năng, lợi thế và đặc trưng của địa phương để xây dựng các tour tuyến du lịch hấp dẫn. Trong đó, chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch làng nghề dựa trên các làng nghề thủ công truyền thống; hình thành phố mua sắm kết hợp với phố đêm, phố ẩm thực”. Ngành du lịch tập trung xây dựng các tour tuyến gắn với Festival Nghề truyền thống Huế 2015, mô hình du lịch cộng đồng ở Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền, phát triển các sản phẩm du lịch trên vùng đầm phá Tam Giang, xây dựng các sản phẩm du lịch phố đêm, phố đi bộ, tour du lịch làng nghề đúc đồng... Tỉnh cũng sẽ kêu gọi đầu tư cho du lịch, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, trung tâm hội nghị MICE, khu nghỉ dưỡng biển và đầm phá.
Việc chấn chỉnh môi trường du lịch được tổ chức thường xuyên nhằm lập lại trật tự, môi trường văn hóa, du lịch trên địa bàn, tăng cường kiểm tra đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch; trong đó tập trung một số khu vực phức tạp, như: Bến xe Nguyễn Hoàng - Đại Nội, Thiên Mụ, lăng Tự Đức, Minh Mạng....
Hoạt động du lịch trong năm 2015 được khởi động bằng lễ đón những du khách đầu tiên đến Huế bằng đường hàng không do Sở VH,TT&DL tổ chức vào sáng 1-1-2015. Trong dịp đầu năm, sở sẽ phối hợp tổ chức lễ tôn vinh các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn và vận chuyển khách du lịch đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển ngành du lịch tỉnh nhà; từ đó khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch, góp phần tạo nên hình ảnh đẹp và nâng cao năng lực cạnh tranh cho du lịch Huế.
Minh Hiền
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.