Chủ Nhật, 29/03/2020 06:30

Sản xuất bền vững ở Đồng Lâm

Với mục tiêu sản xuất, kinh doanh đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp và cộng đồng, những năm qua, bên cạnh nhiệm vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hỗ trợ khách hàng, Công ty CP Xi măng Đồng Lâm luôn xem bảo vệ môi trường (BVMT) là nhiệm vụ không kém phần quan trọng.

Xi măng Đồng Lâm: Chăm lo chất lượng đời sống công nhânCùng Xi măng Đồng Lâm xây dựng nông thôn mớiCông ty CP Xi măng Đồng Lâm: Chăm lo người lao độngĐảm bảo an toàn cho người dân là trên hếtXây dựng thương hiệu, phát triển thị trườngGắn kết, san sẻ với người lao độngTự động hóa trong sản xuất, giảm sức lao động

Máy nạp và đóng bao tự động ở Đồng Lâm

Khách hàng là trọng tâm

Ông Nguyễn Hữu Chi, Giám đốc Bộ phận Kỹ thuật sản xuất và Nghiên cứu phát triển của Công ty CP Xi măng Đồng Lâm (Công ty Đồng Lâm) chia sẻ, ngay từ đầu, Đồng Lâm luôn đặt khách hàng lên trước tiên, do đó tất cả các hoạt động của công ty đều hướng đến và cung cấp cho khách hàng với chất lượng cao nhất.

Khi đi vào hoạt động, Đồng Lâm đã thành lập riêng một bộ phận chuyên trách để thực hiện công tác dịch vụ kỹ thuật (DVKT), nhân sự được tuyển dụng và đào tạo có chuyên môn cao, đáp ứng được các yêu cầu trong tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật. Nhân sự DVKT được Đồng Lâm bố trí theo từng khu vực đảm bảo nhanh chóng, kịp thời phù hợp với điều kiện địa lý thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên.

Nhờ am hiểu được việc sử dụng sản phẩm của khách hàng, Đồng Lâm đầu tư xây dựng một phòng thí nghiệm ứng dụng bài bản, đầy đủ ngay tại nhà nhà máy để chủ động việc theo dõi quá trình sử dụng, cũng như có những hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng. Song song với việc đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất là cung cấp dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu cho mọi đối tượng khách hàng, tất cả thị trường trải dài từ các tỉnh Quảng Bình đến các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên.

Ngoài việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, Đồng Lâm luôn có đội ngũ chuyên viên hỗ trợ khách hàng 24/7 để tư vấn, hướng dẫn sử dụng cũng như tất cả các thông tin khác liên quan đến sản phẩm, trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của khách hàng.

Theo ông Nguyễn Hữu Chi, việc thực hiện tư vấn sử dụng cho khách hàng được Đồng Lâm triển khai khá linh hoạt và đầy đủ. Đối với các trường hợp cần tư vấn từ xa với các nội dung đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, nhưng đối với các trường hợp có tính chất phức tạp, có tính chuyên môn cao thì Đồng Lâm bố trí nhân sự DVKT đến trực tiếp hiện trường thực hiện.

Để hỗ trợ khách hàng giải đáp các thắc mắc, bổ sung kinh nghiệm khi tìm hiểu để xây nhà, công trình thì Đồng Lâm đã kết hợp với các chuyên gia trong ngành xây dựng biên soạn tài liệu và cung cấp cho khách hàng như “99 kinh nghiệm cơ bản về xây nhà, hỏi hay - đáp ngay”.

Định hướng phát triển sản phẩm và dịch vụ của công ty thời gian tới là tiếp tục duy trì sự ổn định và chất lượng của sản phẩm ở mức cao; đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao đặc tính sử dụng của sản phẩm. Đồng thời, nâng cao chất lượng DVKT và phát triển sản phẩm theo hướng sản xuất thân thiện với môi trường, cùng nhà thầu góp phần xây dựng “Công trình xanh”.

Giải pháp bảo vệ môi trường

Nhà máy Xi măng Đồng Lâm với công suất khoảng 1,6 triệu tấn clinker, hơn 1,6 triệu tấn xi măng/năm. Đồng Lâm đã triển khai nhiều giải pháp bảo vệ môi trường (BVMT) như trang bị kho chứa kín, lắp đặt các lọc bụi túi, lọc bụi tĩnh điện để thu bụi. Nhà máy đã cải tiến tận dụng nhiệt khí thải để sấy máy nghiền nhằm cắt giảm hoạt động của buồng đốt phụ, giảm phát thải, tiết kiệm chi phí.

Triển khai nhiều chương trình thử nghiệm, sử dụng sản phẩm phụ các ngành khác làm phụ gia, giảm clinker sử dụng góp phần giảm thiểu phát thải khí CO2; đầu tư hệ thống xử lý khí thải NOx; dự án trạm nghiền xi măng số 2 cũng được lắp đặt đầy đủ, đồng bộ hệ thống thiết bị sẵn sàng cho việc sử dụng các các phế phẩm của ngành công nghiệp khác...

Theo ông Nguyễn Hữu Chi, các hệ thống xử lý, thu gom nước thải, khí thải, chất thải rắn... cũng như cơ sở hạ tầng, thiết bị hạn chế, ngăn ngừa phát thải chất thải gây ô nhiễm cũng được Nhà máy đầu tư. Đến nay, đơn vị đã trồng cây phủ xanh toàn bộ khuôn viên Nhà máy, hình thành những đai xanh "mềm", góp phần tạo ra môi trường làm việc trong lành, an toàn và hiệu quả.

Chính nhờ tạo lập, duy trì và phát triển có hiệu quả hệ thống các hoạt động trong quản lý môi trường, nên nhà máy luôn kiểm soát, giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường lao động, cảnh quan, dân sinh, bảo đảm cao nhất an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.

Dây chuyền công nghệ sản xuất được lựa chọn thiết bị tiên tiến và hiện đại, lò quay theo phương pháp khô với tháp trao đổi nhiệt 5 tầng và buồng phân hủy TTF tiên tiến có khả năng sử dụng tốt nhiên liệu có phẩm cấp thấp, vận hành hệ thống này giúp tiết kiệm năng lượng, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định, vận hành giảm phát thải NOx nhằm BVMT.

Dự án Dây chuyền nghiền xi măng số 2 được đầu tư lắp hệ thống máy nạp và đóng bao mới của hãng Haver Boecker (Đức) hoàn toàn tự động, năng suất cao, giảm phát thải bụi tối đa trong quá trình vận hành. Đáng chú ý là hệ thống nạp vỏ bao tự động thay thế con người, giảm tác động môi trường bụi đến sức khỏe người lao động, nhất là khu vực đóng bao.

Đồng Lâm cũng sử dụng các nguồn nguyên liệu mới, sản phẩm phụ từ các ngành công nghiệp khác, nhất là các phụ gia khoáng bổ sung, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, cụ thể là đã thử nghiệm và đưa tro bay vào sử dụng làm phụ gia khoáng hoạt tính trong sản xuất xi măng nhằm giảm lượng clinker sử dụng, giảm khí phát thải, giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, tiết kiệm diện tích bãi chứa, bãi chôn lấp, giảm ô nhiễm môi trường cho các ngành công nghiệp khác…

Cùng với duy trì áp dụng các giải pháp đã thực hiện, chiến lược phát triển bền vững trong tương lai là nhà máy tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, cải tiến, đổi mới, áp dụng các giải pháp tối ưu hóa vận hành, thiết bị để tăng hiệu quả sản xuất và giảm thiểu các yếu tố tác động đến môi trường.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba cây chụm lại
Ba cây chụm lại

Việc thành lập các mô hình liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh của hội viên phụ nữ tại nhiều địa phương bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực.

Giảm nghèo thực chất  bền vững
Giảm nghèo thực chất & bền vững

Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mục tiêu đặt ra của tỉnh là phải giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2% và phải giảm nghèo bền vững.

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.

Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới
Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới

Hàng ngàn máy cày, máy thu hoạch lúa gặt đập liên hợp hiện đại được các hợp tác xã, người dân mua sắm, ứng dụng vào sản xuất, nhưng vẫn chưa đáp ứng trước yêu cầu trong tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay.