Thứ Bảy, 28/05/2016 21:46

Số trường hợp nhiễm HIV tăng cao ở Đông Âu

Chuyên gia y tế cộng đồng toàn cầu ngày 28/11 cho biết, ước tính có hơn 130.000 người ở khu vực Đông Âu được chẩn đoán nhiễm HIV vào năm 2017, chính thức xác nhận tỷ lệ cao nhất trong lịch sử khu vực từ trước đến nay. Trong khi đó, số ca mắc bệnh tại Tây Âu lại chứng kiến mức giảm tích cực.

Châu Âu: Siêu vi khuẩn kháng thuốc khiến 33.000 người tử vong mỗi năm

Hơn 77 triệu người đã nhiễm HIV/AIDS trên toàn thế giới. Ảnh: AFEW International

Theo thống kê của Trung tâm Phòng tránh và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) và văn phòng khu vực của Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện có khoảng 160.000 người dân châu Âu được chẩn đoán nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) gây ra AIDS. Với mức độ nghiêm trọng này, WHO kêu gọi chính phủ và quan chức y tế các nước nâng cao ý thức và triển khai hành động đối phó ngay từ bây giờ.

Một báo cáo chung chỉ ra rằng, HIV tồn tại ở châu Âu là do nhiều người phát hiện nhiễm virus quá muộn, dẫn đến khả năng truyền nhiễm và biến chứng rất cao. Thêm vào đó, 70% các trường hợp mới xác nhận nhiễm HIV vào năm 2017 ở châu Âu đều là nam giới.

Kể từ khi căn bệnh thế kỷ xuất hiện vào năm 1980, hơn 77 triệu người đã nhiễm HIV/AIDS trên toàn thế giới. Gần một nửa trong số các bệnh nhân, tương ứng với 35,4 triệu người đã tử vong vì AIDS.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO Mối đe dọa Omicron tại Đông Âu vẫn ở mức cao
WHO: Mối đe dọa Omicron tại Đông Âu vẫn ở mức cao

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay (15/2) cảnh báo một làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới từ biến thể Omicron đang di chuyển đến phía đông châu Âu, từ đó kêu gọi các nhà chức trách tăng cường hơn nữa việc tiêm chủng và các biện pháp khác để đối phó với đại dịch.

Trung-Đông Âu triển khai thêm các biện pháp chống COVID-19
Trung-Đông Âu triển khai thêm các biện pháp chống COVID-19

Nhiều quốc gia Trung-Đông Âu đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 liên tục cán mốc kỷ lục mới. Do vậy, để ngăn ngừa số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tiếp tục gia tăng, các nước trong khu vực Trung và Đông Âu đang siết chặt lại một số các quy định về phòng chống dịch.