Thứ Sáu, 13/07/2012 05:41

Sớm giải tỏa “khu ổ chuột” dưới chân Kinh thành Huế

Những ai từng đến khu dân cư dọc theo Hộ thành hào trong hệ thống Kinh thành Huế sẽ có cảm giác như lạc vào “khu ổ chuột”, bởi sự bức bối, tù túng, chật chội.

Lôi thôi, nhếch nhác

Để tìm khu dân cư sống trên Hộ thành hào ở phường Phú Hòa không khó. Từ đường Trần Hưng Đạo rẽ vào ở kiệt ngân hàng (vì nằm giữa hai ngân hàng-PV), mà nhiều người quen gọi là “ngõ vắng xôn xao” rồi rẽ phải, dạy dọc theo con đường này cho đến cuối kiệt sẽ tiếp giáp với đường Phan Đăng Lưu.
Hẻm nhỏ chật chội, đi lại khó khăn
Đến đây, hẳn sẽ thấy được sự chật chội, bức bối, nhà nối nhà, vách sát vách. Con hẻm nhỏ chỉ đủ một xe máy lưu thông. Khi có xe ngược chiều hay gặp xích lô, người đi đường phải nép sách vát nhà dân mới tránh được. Con hẻm chung này vừa là đường đi, vừa là lòng lề đường, vỉa hè, nơi để xe, là không gian sinh hoạt chung, nhiều đoạn người dân dùng tấm bạt để che mưa càng khiến không gian thêm u ám, tù túng.
Từ phía sau, hoặc nhìn từ phía đối diện mới thấy hết sự lôi thôi, nhếch nhác, cũ kỹ của những dãy nhà trên Hộ thành hào. Gọi nhà cũng được nhưng nếu gọi chòi có khi cũng chẳng sai, nhất là những hộ sống trên mặt nước ở sông Ngự Hà.
Thật ra, người dân nơi đây cũng muốn được định cư ổn định, không ai muốn sống cảnh thấp thỏm lo âu, nhất là trong mùa mưa bão. Gia đình bác Nguyễn Văn Đằng có ba đời sống ở căn nhà cạnh Cửa Trài. Dù nhà chính đã xây kiên cố, song nhà bếp vẫn còn tạm bợ, được che bằng những tấm tôn, tấm bạt đã phai màu theo năm tháng. Bên phải lối đi lên Cửa Trài, từng đống củi khô được chất đầy và che bằng áo mưa tiện lợi càng khiến cho nhà phụ càng thêm nhếch nhác. “Tôi cũng không rõ thời điểm gia đình tôi lập nghiệp ở đây, nhưng từ đời ông nội tôi đã an cư rồi. Đến lượt tôi và cả con cháu nữa chưa biết thế nào nhưng trước mắt vẫn sống ở đây thôi. Nếu Nhà nước có chủ trương di dời thì tôi chấp hành ngay”, bác Đằng chia sẻ.
Chị Phan Thị Thu, làm nghề buôn bán lặt vặt ở chợ Đông Ba dù không dư giả nhưng cũng đủ kiếm ngày hai bữa cơm cùng chồng nuôi con ăn học. Từ sau lụt 1999, gia đình chị cũng vay mượn xây thêm gác lửng để tránh lụt. Song, chị vẫn phấp phỏng không yên. “Mình ở đây chỉ biết ngang đời mình, đến đời con sau này không biết ra răng. Đất thì không có sổ đỏ, nhà thì chật chội không thể cơi nới thêm. Sau này con có gia đình không biết sống như thế nào. Chỉ mong Nhà nước sớm có chủ trương giải tỏa”, chị Thu nói.
 
Dự án đã có chỉ thiếu tiền
Trong buổi tiếp xúc cử tri hồi cuối năm ngoái, khi cử tri phường Phú Hòa đề đạt nguyện vọng sớm giải tỏa các hộ dân ở Hộ thành hào, trả lại nguyên trạng và làm đẹp cho mỹ quan đô thị Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao cho hay, dù ngân sách của tỉnh năm tới và các năm tiếp theo sẽ còn khó khăn và chủ yếu dành cho các chương trình dự án mang tính xã hội, giáo dục, hạ tầng để kêu gọi đầu tư..., song cũng sẽ xem xét với dự án giải tỏa, chỉnh trang Hộ thành hào, bởi đây là dự án sẽ cải thiện đáng kể diện mạo đô thị Huế. Trả lời của Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao hôm đó đã làm cho nhiều cử tri hài lòng và đặt nhiều hy vọng.
Dự nhiều cuộc tiếp xúc cử tri khu vực các phường Thuận Lộc, Phú Cát, Phú Hòa..., lần nào chúng tôi cũng nghe thấy cử tri kiến nghị, đề xuất Nhà nước quan tâm hơn đến đời sống người dân ở Hộ thành hào. Trong đó, có không ít ý kiến đề xuất giải pháp giải tỏa để trả lại nguyên trạng, cùng với việc đầu tư nạo vét, khơi thông dòng chảy, xây kè để đô thị Huế đẹp hơn.
Vấn đề này cũng là ý nguyện mong mỏi của chính quyền và người dân sống ở Hộ thành hào.
Chủ tịch UBND phường Phú Bình - Trần Văn Phương nói rằng, phường của ông chỉ còn khoảng 30 hộ sống ở Hộ thành hào, song, đều đa phần là nhà tạm bợ. Nếu có kinh phí phường cũng không thể xóa nhà tạm vì đất lấn chiếm, không có sở hữu. Bởi thế, chỉ tiêu xóa nhà tạm ở phường Phú Bình sẽ khó hoàn thành, nếu các hộ dân ở Hộ thành hào chưa được giải tỏa.
“Có thể họ không nghèo, nhưng không ai dám bỏ tiền xây nhà, vì biết đâu sẽ bị giải tỏa trong nay mai. Theo quy định thì đất lấn chiếm sẽ không được đền bù. Xây nhà không phép cũng như vậy. Do đó, nhà tạm là giải pháp tình thế và cũng không còn giải pháp nào khả thi hơn theo suy nghĩ của những hộ dân sống ở Hộ thành hào”, ông Phương nhận định.
Theo số liệu thống kê từ năm 2011 gần 530 hộ, với hơn 2.400 khẩu sống ở Hộ thành hào Phú Hòa. Người trực tiếp làm công tác thống kê để phục vụ dự án di dời, chỉnh trang Hộ thành hào thời điểm đó là ông Lê Văn Phú thừa nhận, con số đến thời điểm này sẽ hơn nhiều, bởi có nhiều hộ có con cái lập gia đình, tách hộ. Song, vì dự án chưa triển khai đã bị “tắc”, nên phường chưa thống kê lại.
Đem nguyện vọng của dân đến gõ cửa Ban Đầu tư và Xây dựng TP Huế, Giám đốc mới được bổ nhiệm từ đầu năm nay - ông Hoàng Thiện cho hay, đây cũng là dự án mà đơn vị rất quan tâm và đã tiến hành các bước cần thiết để xin cấp đất để thực hiện giải tỏa, tái định cư. Dự kiến diện tích khoảng 50 ha ở Hương Sơ. “Nếu dự án được chấp thuận đưa vào đầu tư trung hạn giai đoạn 2015-2017 thì quá tốt. Chúng tôi sẽ tập trung triển khai đồng loạt như đã làm với dự án tái định cư cho dân vạn đò. Đến lúc đó, bộ mặt đô thị Huế sẽ thay đổi theo hướng đẹp hơn, văn minh hiện đại hơn là điều chắc chắc”, ông Thiện bày tỏ.
Bài, ảnh: Tâm Huệ
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.