Thứ Năm, 10/03/2016 13:55

Sông Hương đêm về tối mịt

Dọc tuyến sông Hương từ thượng nguồn về đến các bến thuyền số 5 Lê Lợi hay bến Tòa Khâm đều không có hệ thống chiếu sáng, trong khi hầu hết các thuyền du lịch cũng đều không có đèn chiếu sáng, khiến việc du thuyền ban đêm trên con sông thơ mộng này vô cùng khó khăn và nguy hiểm.

Nhặt rác nói lời cảm ơn dòng HươngPhát hiện thuyền khai thác cát trái phép ở hạ lưu sông Hương

Hạn chế về ánh sáng khiến những show ca Huế trên sông chỉ “dám” quanh quẩn ở khúc sông Hương giữa trung tâm thành phố. Ảnh: HK

Mấy người bạn ở Hà Nội ghé thăm Huế và muốn chúng tôi tổ chức tour dọc sông Hương để thăm thú di tích và ngắm cảnh. Tôi bố trí thuyền đi vào lúc 9 giờ sáng để chạy một mạch lên thăm lăng Minh Mạng, Điện Hòn Chén rồi túc tắc thả thuyền nhẹ nhàng trên sông để ăn uống, hát hò đến khi chiều về thì thuyền sẽ đến Huế. Lộ trình đưa ra ai cũng thích, song lý do công việc nên mấy người bạn hẹn khởi hành lúc 17 giờ chiều. Tôi ngại vì biết giờ này thuyền sẽ khó đi vì trời tối, nhưng vì những người bạn quyết tâm quá nên đành chiều theo ý họ.

…17 giờ, thuyền chúng tôi rời bến Tòa Khâm, tâm trạng ai cũng phấn khởi. Chiều về sông Hương vô cùng đẹp, yên ả và nhẹ nhàng. Mọi người đều tỏa ra để ngắm cảnh hoàng hôn buông xuống trên sông. Thuyền chạy khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ đã lên đến Điện Hòn Chén, lúc này trời cũng vừa chạng vạng, chúng tôi vội vàng lên thăm để kịp xuống thuyền vì trời tối thuyền khó đi lại.

Quả thật ngang tại đây, chúng tôi đành quay về Huế, trời tối thuyền đi lại quá khó khăn, chạy chầm chậm để dò đường, sợ nhất là thuyền đi ngược chiều. Mấy người bạn ở Hà Nội thắc mắc, sông Hương là mặt tiền của Huế, là nơi tâm điểm cho du lịch, tối đen như vậy thì làm sao mà tổ chức tour du lịch trên sông về đêm. Ở đây chỉ tổ chức tour du lịch ban ngày thôi à? Tôi ậm ừ cho qua và nói rằng, tối như thể để tổ chức ca Huế trên sông cho thơ mộng...

Nói chống chế thế, chứ ca Huế chỉ vỏn vẹn mấy trăm mét quanh quẩn bên cầu Trường Tiền và dài nhất là đến chùa Thiên Mụ là cùng, song nói thật ở đó sông Hương vẫn tối mịt mù huống hồ gì đi lên phía thượng nguồn.

Đêm đến sông Hương vô cùng nhộn nhịp bởi ca Huế, nhưng sông Hương cũng không chỉ phục vụ cho đối tượng khách đi ca Huế mà còn dịch vụ ngắm cảnh sông Hương mà những người bạn của tôi ở Hà Nội vào là một ví dụ. Thiết nghĩ, ngành du lịch nên nghiên cứu lại vấn đề này, có hướng đề xuất lắp thêm hệ thống chiếu sáng dọc sông Hương hoặc lắp hệ thống đèn chiếu sáng cho thuyền du lịch để đi lại vào ban đêm. Đừng để sông Hương đêm về tối mịt, lãng phí một dòng Hương.

Trọng Hoàng

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023
Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023

Sáng 21/2, ông Trần Anh Long, Phó Giám đốc Công ty TNHH TM Xây dựng Trung Chính - đơn vị liên danh thi công dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương (giai đoạn 1) thông tin, tất cả hạng mục hạ bộ dưới nước của công trình cầu vượt sông Hương sẽ cố gắng hoàn tất vào cuối năm 2023.

Đêm thơ tôn vinh dòng Hương
Đêm thơ tôn vinh dòng Hương

Tối 5/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức đêm thơ với chủ đề “Hương Giang - dòng sông di sản”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Thơ Huế 2023. Đến dự chương trình có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Nghĩ về danh xưng Huế của tôi
Nghĩ về danh xưng Huế của tôi

Vào cuối tháng 12 âm lịch năm Ất Hợi (1635), khi ấy dương lịch đã qua năm 1636, chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chính thức phát lệnh cho dời công phủ từ làng Phước Yên, bên dòng Bồ giang (huyện Quảng Điền) chuyển vào làng Kim Long (huyện Hương Trà), khởi đầu một thời kỳ mới.

Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…
Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…

Đúng ba mươi năm trước (năm 1993) khi vận động cho Huế được là di sản văn hóa thế giới, trên poster với hình ảnh điện Thái Hòa chụp qua ô cửa hình chiếc khánh, UNESO đã để một slogan rất lạ bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp: Huế luôn luôn mới!

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương Rút ngắn thời gian thoát lũ
Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương: Rút ngắn thời gian thoát lũ

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương thông qua kênh dẫn ở hạ nguồn nhằm rút ngắn thời gian thoát lũ, giảm thời gian ngập. Trong quá trình nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị tư vấn sẽ phải tính toán, đánh giá các giải pháp, phương án, mô phỏng các kịch bản về ngập lụt cho khu vực.