Thứ Hai, 12/11/2012 16:30

Sử dụng bằng giả để... làm thầy

Công an tỉnh vừa khởi tố 13 bị can về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức". Cụ thể, đã nhờ người khác làm Chứng chỉ sư phạm dạy nghề (CCSPDN) giả để được vào giảng dạy tại Trung tâm đào tạo nghề (TTĐTN) Tâm An. Khi bị khởi tố, nhiều người vẫn "ngây ngô" chưa biết rằng sử dụng bằng giả là phạm pháp.

Chứng chỉ sư phạm dạy nghề giả được công an thu giữ

Điều 267 Bộ luật Hình sự quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức, hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Phạm tội một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 2-5 năm: có tổ chức; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 4-7 năm…

Năm 2012, để chuẩn bị cho khâu đào tạo, TTĐTN Tâm An (số 100 Phạm Văn Đồng, TP Huế) tuyển dụng 30 giáo viên dạy lái xe. Theo quy định, giáo viên dạy nghề phải có bằng tốt nghiệp Đại học sư phạm kỹ thuật, Cao đẳng sư phạm kỹ thuật, hoặc chứng chỉ sư phạm dạy nghề phù hợp với trình độ đào tạo. Tuy nhiên, khi cơ quan công an vào cuộc đã phát hiện trong số 30 giáo viên được tuyển dụng có nhiều trường hợp sử dụng CCSPDN nhiều dấu hiệu nghi vấn. Sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ và kết quả giám định, cơ quan công an đủ chứng cứ khẳng định nhiều giáo viên của TTĐTN Tâm An sử dụng CCSPDN giả. Sau đó, cơ quan điều tra khởi tố 6 đối tượng về hành vi “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”, gồm Nguyễn Công Anh (36 tuổi, trú Nghi Lộc, Nghệ An) người trực tiếp làm giả, Đoàn Phước (58 tuổi, nguyên nhân viên tuyển sinh của TTĐTN Tâm An), Phạm Viết Quang (49 tuổi), Hồ Văn Thủy (41 tuổi, đều trú TP Huế) và Nguyễn Kim Hồng (50 tuổi), Đậu Thị Tuyết (45 tuổi, đều trú TP Vinh, Nghệ An). Những người có nhu cầu làm bằng giả và đối tượng làm giả liên hệ với nhau chủ yếu qua internet hoặc môi giới, móc nối với nhau để thực hiện mua giấy tờ giả. Mỗi trường hợp làm giả, các đối tượng nhận 3-8 triệu đồng. Các chứng chỉ được làm giả là của Trường cao đẳng Nghề Đà Nẵng và Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh.

Sau gần 5 tháng mở rộng điều tra, cuối tháng 4/2015, cơ quan công an đã khởi tố thêm 13 bị can (đều trú ở Huế) sử dụng chứng chỉ giả về tội danh trên với hành vi nhờ người khác làm giả CCSPDN để được tuyển dụng làm giáo viên dạy lái xe tại TTĐTN Tâm An. Một đối tượng vừa bị khởi tố cho biết, tại thời điểm xét tuyển giáo viên, TTĐTN Tâm An bắt buộc phải có CCSPDN nhưng bản thân đối tượng không có và ở Huế không tổ chức khóa giảng dạy để cấp chứng chỉ này. Thời gian tuyển dụng của trung tâm đưa ra ngắn và với mong muốn có công việc nên qua internet thấy có người rao bán kèm số điện thoại đối tượng này đã liên lạc để mua. Với chiêu thức trên, các đối tượng còn lại đã qua mặt được hội đồng tuyển dụng để vào làm việc tại TTĐTN Tâm An.
Đại diện TTĐTN Tâm An cho rằng, do lần đầu thành lập trung tâm dạy nghề nên chưa có kinh nghiệm trong khâu tuyển dụng giáo viên, dẫn đến tình trạng có nhiều giáo viên sử dụng CCSPDN giả để xin việc. Rất may, những giáo viên này chưa đứng lớp vì đang trong thời gian hoàn tất thủ tục tuyển dụng để ký hợp đồng lao động thì phát hiện seri trên bằng trùng nhau. Từ đó, cơ quan điều tra vào cuộc.
Rút kinh nghiệm từ việc tuyển giáo viên ở TTĐTN Tâm An hiện nay Sở Giao thông Vận tải yêu cầu các trung tâm dạy nghề khi tuyển giáo viên cần phải đào tạo tập trung để đảm bảo chất lượng và không ngừng nâng cao trình độ. Theo chương trình đào tạo của Tổng cục Đường bộ, quá trình tuyển dụng giáo viên cần chặt chẽ để tránh trường hợp sử dụng bằng giả. Bằng lái xe phải xác minh trên mạng, riêng chứng chỉ dạy nghề phải gửi đến nơi đào tạo nhờ xác minh tên người đó đã qua đào tạo hay chưa.
Theo Đại tá Nguyễn Văn Minh, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, việc xử lý đúng người, đúng tội trong vụ án này sẽ góp phần ngăn chặn các văn bằng, chứng chỉ giả được rao bán tràn lan đã để lại những hệ lụy khôn lường trong công tác tuyển dụng và sử dụng nguồn lực lao động.
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.