Thứ Năm, 30/11/2017 15:36

Sửa đổi, bổ sung một số qui định hướng dẫn về bảo hiểm thất nghiệp

Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Đề xuất dành 3.000 - 5.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại 1 triệu lao độngTăng trên 200% lao động làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệpHọc nghề hướng đến công việc ổn địnhVượt khó nhờ bảo hiểm thất nghiệpGỡ khó cho nhân viên cấp dưỡngGia tăng người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp

Người lao động đến Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Đắk Lắk làm hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 61/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Nghị định sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp.

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 3, Nghị định số 61/2020/NĐ-CP nêu rõ trường hợp gặp khó khăn thuộc các trường hợp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm dẫn đến nguy cơ phải cắt giảm số lao động hiện có từ 30% hoặc từ 30 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng dưới 200 lao động; từ 50 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng từ 200 đến 1.000 lao động; từ 100 lao động trở lên đối với người sử dụng lao động có sử dụng trên 1.000 lao động, không kể lao động giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn dưới 1 tháng.

Những trường hợp được coi là bất khả kháng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47 Luật Việc làm bao gồm: hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh làm thiệt hại một phần hoặc toàn bộ cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, nhà xưởng có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi người sử dụng lao động bị thiệt hại.

Bên cạnh đó, việc thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất kinh doanh cũng được coi là trường hợp bất khả kháng.

Nghị định số 61/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến phương thức chuyển kinh phí chi quản lý bảo hiểm thất nghiệp; trường hợp người lao động được xác định đang đóng bảo hiểm thất nghiệp; việc lập, phân bổ, giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định; giá dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Ngoài ra, Nghị định số 61/2020/NĐ-CP nêu rõ việc hưởng bảo hiểm y tế; hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề; quyết định hỗ trợ học nghề.

Nghị định số 61/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2020.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đề xuất gấp rút bổ sung nhân sự cho Cục Đăng kiểm Việt Nam
Đề xuất gấp rút bổ sung nhân sự cho Cục Đăng kiểm Việt Nam

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản gửi Bộ Nội vụ về việc cho phép Cục Đăng kiểm Việt Nam được ký hợp đồng lao động tại các đơn vị trực thuộc Cục cho đến khi tuyển dụng đủ viên chức theo quy định, nhằm tháo gỡ khó khăn khi thiếu nhân sự nghiêm trọng trong giai đoạn hiện nay.

Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế sẽ hoạt động trở lại vào ngày 18 2
Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế sẽ hoạt động trở lại vào ngày 18/2

Từ chiều 13/2, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế (Trung tâm) tạm dừng hoạt động để lực lượng chức năng khám xét do đội ngũ lãnh đạo Trung tâm này bị phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến quy trình đăng kiểm xe cơ giới. Cụ thể là khi nhiều phương tiện đến đăng kiểm không đảm bảo an toàn giao thông nhưng vẫn được Trung tâm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.