Thứ Sáu, 10/07/2020 18:49

Tác phẩm “Dưới bóng quê hương chợt lòng mưa nắng” đoạt giải nhất cuộc thi bút ký về Huế

Chiều 10/1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổng kết, trao giải cuộc thi bút ký với chủ đề: “Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”.

“Bút ký có thể làm nên tác phẩm lớn”Cuộc thi bút ký "Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”Đọc “Nhà văn & thời cuộc” thấy thương yêu và trách nhiệm trước quê hương

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ trao giải nhất cho tác giả  Lệ Hằng với tác phẩm “Dưới bóng quê hương chợt lòng mưa nắng”

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ dự và phát biểu tại lễ trao giải. Dự lễ tổng kết còn có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng.  

Đây là lần đầu tiên Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức cuộc thi bút ký. Cuộc thi được phát động từ tháng 3 đến tháng 10/2022, và đã nhận được 70 tác phẩm của 51 tác giả dự thi. Ngoài những nhà văn chuyên nghiệp, những tác giả ở Huế, còn có nhiều tác giả ở các độ tuổi khác nhau, sinh sống ở nhiều vùng miền trên cả nước.

Trong đó, có những người Huế xa quê đã có những hồi ức và những trải nghiệm khi trở về quê hương; có những tác giả từ xa đến Huế hay ghé Huế trong sự tình cờ mà đọng lại những cảm xúc sâu sắc.

Có thể thấy được những sắc màu văn hóa đậm chất xứ Huế qua các tác phẩm, như: Người uống nước sông Hương, Thơm lắm nghề hương, Dưới bóng quê hương chợt lòng mưa nắng, Làng ngư bên phá Tam Giang, Ngự Hà- Sự hồi sinh kỳ diệu…

Nhiều mảng đề tài được tiếp cận, phản ánh rất đa dạng, vẻ đẹp và tiềm năng của đầm phá Tam Giang; những giá trị di sản, văn hóa; những tập tục văn hóa làng, sự gắn kết gia đình người Huế qua các thế hệ, cách ứng xử trong gia đình, dòng tộc; không gian vườn quê.

Vẻ đẹp của vùng cao A Lưới và nét đặc sắc văn hóa vùng cao; hình ảnh những ngôi nhà vườn xứ Huế, những không gian xanh trong lòng thành phố vừa cổ kính vừa hiện đại…

Các tác phẩm bút ký đề cập, khai thác những nội dung, khía cạnh tuy khác nhau nhưng có điểm chung là đều mong muốn giữ gìn, bảo tồn và phát triển để Huế ngày càng đẹp hơn, trong sự hài hòa với thiên nhiên của vùng đất Cố đô và đề xuất phương án hướng đến để góp phần xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa và du lịch đặc sắc của cả nước.

Sau 2 vòng dự thi, Ban Giám khảo đã chọn được 13 tác phẩm xuất sắc để trao giải; đồng thời lựa chọn 19 tác phẩm hay để xuất bản ấn phẩm “Di sản, văn hóa và con người Thừa Thiên Huế”.

UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hoàng Khánh Hùng trao giải nhì cho 2 tác giả

Trong đó, tác phẩm “Dưới bóng quê hương chợt lòng mưa nắng” – tác giả Lệ Hằng đoạt giải nhất; “Sóng Mỹ Hòa đủ để bạc đầu” – Trần Băng Khuê và “Người uống nước sông Hương” – Bạch Diệp đoạt giải nhì; “Mắt xưa còn xanh màu biếc” – Nguyễn Hữu Tấn, “Làng ngư bên phá Tam Giang” – Đăng Vũ, “Thơm lắm nghề hương” – Trang Thùy, “Len ngàn tìm tiếng ríu ran” – Hải Hạc Phan đoạt giải ba. Ngoài ra, Ban Tổ chức giải còn trao 6 giải khuyến khích cho các tác giả.

Phát biểu tại lễ tổng kết, trao giải, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ chia sẻ, các tác giả đã dành cho Huế nhiều ưu ái; khơi dậy lòng yêu Huế; lan tỏa giá trị riêng có của Huế thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật, nhất là những người Huế xa quê.

Mong rằng, thời gian tới, hình thức này tiếp tục được lan rộng, mang lại giá trị trong thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị phát triển trong lĩnh vực di sản, văn hóa, con người Thừa Thiên Huế. 

Tin, ảnh: ANH PHONG

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục phát triển đội ngũ trí thức khoa học công nghệ, kỹ thuật
Tiếp tục phát triển đội ngũ trí thức khoa học công nghệ, kỹ thuật

Chiều 27/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (gọi tắt Liên hiệp hội) tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2022 và hội thảo "Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".