Thứ Sáu, 22/04/2011 00:36

Tận tụy vì nhân dân

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy” gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, lực lượng công an toàn tỉnh có nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo chuyển biến trong nhận thức và thành hành động của từng cán bộ, chiến sĩ.  

Quên mình giúp dân trong mưa bão

Trong cơn bão số 10 và 11 vừa qua, mặc dầu bão không trực tiếp vào Huế nhưng ảnh hưởng của nó để lại hậu quả nặng nề. Trước, trong, sau bão bão, lực lượng công an toàn tỉnh luôn túc trực 100% quân số, sẵn sàng có mặt nơi xung yếu nhất để giúp dân vượt qua thiên tai. 

Cán bộ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội về tận thôn bản cấp đổi chứng minh nhân dân cho người dân A Lưới

Nằm dọc tuyến sông An Cựu, một nhánh của sông Hương, phường An Cựu được xem là một trong những vùng thấp trũng, xung yếu nhất của TP Huế. Nghe tin bão số 11 chuẩn bị đổ bộ vào đất liền, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn, trong đêm 14/10, Thiếu tướng Mai Văn Hà, Giám đốc Công an tỉnh cùng Thượng tá Đặng Ngọc Sơn, Trưởng Công an TP Huế đã về phường An Cựu, trực tiếp chỉ đạo lực lượng Công an giúp dân di dời tránh trú bão. Đôi mắt thâm quầng sau một ngày đêm túc trực cùng cán bộ, chiến sĩ giúp người dân đi trú bão, Trung tá Lê Quang Trúc, Trưởng Công an phường An Cựu bày tỏ: “Ngay sau khi nhận được lệnh từ chỉ huy, chúng tôi đã huy động 100% lực lượng, kết hợp với Công an TP Huế cùng dân quân tự vệ đã nhanh chóng di dời 189 hộ dân, 750 khẩu ở tổ 21, khu vực 4 của phường đến nơi trú bão an toàn. Phần lớn các hộ dân ở đây đều là dân tứ xứ, sống bằng các nghề lao động chân tay; hoàn cảnh nghèo khó nên nhà cửa đều được xây dựng tạm bợ. Nếu không kịp thời di dời bà con đi tránh bão ắt hậu họa khó lường…”. Bà Võ Thị Lê (trú khu vực 4, phường An Cựu) xúc động “Nhà tạm bợ, lại đơn người nên mấy chú công an đến chằng chống lại kiên cố. Mấy chú còn giúp vận chuyển tôi và các cháu cùng đồ đạc vào nơi trú ẩn an toàn có đồ ăn, thức uống, chỗ ngủ tươm tất, trong lúc phòng chống bão thật cảm kích”.

Trong 5 năm, Công an toàn tỉnh có 103 lượt tập thể, cá nhân được nhân dân và tổ chức, cơ quan gửi thư cảm ơn, khen ngợi; 1.221 lượt tập thể và 4.891 lượt cá nhân lập thành tích xuất sắc trên các mặt công tác được các cấp khen thưởng. Liên tục 4 năm (2008-2011), công an tỉnh nhận Cờ thi đua của Bộ Công an; trong đó, năm 2008, 2009 được Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc, được UBND tỉnh tặng Cờ dẫn đầu phong trào thi đua toàn tỉnh. Năm 2010 công an tỉnh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh thời kỳ đổi mới. 

Trong mỗi mùa mưa bão, đã có hàng ngàn cán bộ chiến sĩ của công an toàn tỉnh bám địa bàn, giúp dân chằng chống nhà cửa, di dân tránh bão, lợp lại nhà, làm vệ sinh môi trường… Hình ảnh những chiến sĩ Công an quên mình cứu dân trong bão dữ càng bồi đắp thêm niềm tin bền vững vào lực lượng CAND “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.  

“Mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân”

Với khẩu hiệu “Mỗi ngày làm một việc tốt vì nhân dân”, cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an đã tích cực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, vì nhân dân phục vụ. Công an TP Huế đã chỉ đạo chặt chẽ, theo dõi kỹ và phân loại các đầu mối trực thuộc, thường xuyên biểu dương gương người tốt việc tốt, duy trì nề nếp phong trào thi đua hàng tuần, tháng, làm cho phong trào ngày càng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Đồng thời, Công an TP Huế triển khai hiệu quả mô hình “Quản lý đăng ký khách lưu trú qua mạng” thay thế hình thức trình báo đăng ký cũ cho 200 cơ sở khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn, tạo sự thuận lợi cho nhân dân và được đồng tình ủng hộ. Phòng Cảnh sát Quản lý xuất nhập cảnh cải tiến phương pháp, lề lối làm việc, ứng dụng hiệu quả tin học vào công tác quản lý xuất nhập cảnh, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân. Đoàn Thanh niên Công an tỉnh tổ chức các hoạt động đa dạng, thiết thực, có tác dụng tốt trong giáo dục về lý tưởng, đạo đức, lối sống cho đoàn viên, thanh niên như “Thanh niên xung kích cải cách thủ tục hành chính”, “Tuyến đường bình yên”, “CLB tuyên truyền pháp luật”, tổ chức ngân hàng máu sống, sẵn sàng hiến máu tình nguyện cứu người...      

Thiếu tướng Mai Văn Hà, UVTV Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh khẳng định, sau 5 năm (2008-2013) thực hiện, cán bộ, chiến sĩ nhận thức đầy đủ vị trí, ý nghĩa to lớn, tầm quan trọng của việc thực hiện 6 điều Bác dạy. Nhận thức đó thể hiện rõ nét qua việc tự giác tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. 

Tiếp tục vận dụng linh hoạt 6 điều Bác dạy

Những mô hình hoạt động hiệu quả của công an các địa phương, đơn vị và các đoàn thể Công an tỉnh trong thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy đã góp phần tích cực cùng toàn lực lượng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững cuộc sống bình yên cho nhân dân và tạo được sự đồng thuận, tin yêu của nhân dân đối với lực lượng công an. Theo thiếu tướng Mai Văn Hà, thời gian tới, lực lượng công an tỉnh cần xác định rõ ý nghĩa to lớn của việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy CAND, tạo động lực mạnh mẽ để xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự trong tình hình mới. Trong đó, vận dụng linh hoạt 6 điều Bác Hồ dạy vào thực tiễn cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tính chất công tác của từng đơn vị, cán bộ, chiến sĩ với tiêu chí cụ thể, sát hợp.    

Thái Sơn
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.