Thứ Ba, 14/05/2013 10:50

Tăng cường quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Những năm qua, Đảng đã lãnh đạo, huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn quân, toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, góp phần to lớn vào sự ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh (QP-AN), giữ vững môi trường hòa bình, làm cho thế và lực của đất nước ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế. Tuy vậy, bước vào giai đoạn mới, bên cạnh những thời cơ thuận lợi, vẫn còn tiềm ẩn nhiều thách thức và khó khăn đối với QP-AN, nhất là công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Đầu tư nâng cấp Cảng Chân Mây góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố, tăng cường tiềm lực QP-AN, đối ngoại. Ảnh: Bá Trí

Có thể thấy, công tác bảo vệ an ninh chính trị trong một số lĩnh vực còn có những thiếu sót; xử lý tình huống phức tạp nảy sinh ở cơ sở có lúc, có nơi còn bị động; tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở một số địa bàn còn diễn biến phức tạp. Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng - an ninh, đặc biệt tại các vùng chiến lược, biển, đảo còn chưa chặt chẽ…

Trước tình hình đó, việc tăng cường sức mạnh QP-AN, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển - đảo của Tổ quốc trong tình hình hiện nay là vấn đề rất cấp bách, trọng yếu và thường xuyên. Trước tiên, cần xác định phạm vi, đối tượng và mức độ, tính chất bảo vệ của QP-AN là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Do đó, các cấp ủy đảng cần tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, ngăn chặn, từng bước đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; củng cố sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, lòng tin của Nhân dân với Đảng, Nhà nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo đảm ổn định chính trị xã hội, dân chủ kỷ cương, đồng thuận.

Bên cạnh đó, tập trung phát triển các ngành công nghiệp cơ bản, tạo nền tảng cho nền công nghiệp QP-AN; phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh tế biển gắn với đảm bảo QP-AN. Quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại hoá, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đảm bảo giành thắng lợi trong mọi tình huống. Đồng thời, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định cho sự phát triển đất nước, gia tăng mức độ đan xen lợi ích với các đối tác quan trọng, tiếp tục nâng cao vị thế của nước ta ở khu vực và trên thế giới; giải quyết cơ bản các vấn đề biên giới trên bộ, thúc đẩy giải quyết có hiệu quả những vấn đề trên biển với các nước láng giềng.

Để làm được điều này, về quan điểm phải giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, không ngừng củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá. Kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường tiềm lực QP-AN, đối ngoại, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh Nhân dân vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.