Thứ Hai, 09/06/2008 06:54

Tăng trưởng & phát triển bền vững

Năm 2010 sắp trôi qua. Đây là năm có nhiều biến động cả về kinh tế và xã hội. Hệ quả về giảm phát của nền kinh tế chung vẫn chưa hoàn toàn hồi phục. Giá vàng, ngoại tệ tăng mạnh. Thiên tai bão lụt, dịch bệnh diễn biến phức tạp với những thiệt hại lớn... Trong bối cảnh đó, việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức 12/12 chỉ tiêu về kinh tế - xã hội trong năm 2010 của tỉnh là một thành tựu đáng vui mừng. Trên lĩnh vực kinh tế, những kết quả đạt được của năm 2010 còn cho thấy những yếu tố bền vững trong tăng trưởng.


Sản xuất hàng xuất khẩu tại CTCP Dệt May Huế

Cùng với mức tăng trưởng GDP 12,5%, cao hơn 1,3% so với năm 2009, các lĩnh vực chủ yếu có mức tăng trưởng theo chiều hướng tích cực trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh. Với con số tăng trưởng 16,8%, lĩnh vực công nghiệp-xây dựng đang có mức tăng trưởng cao và đóng góp tích cực vào nền kinh tế chung. Một số ngành công nghiệp chủ lực đã định hình và duy trì tốc độ phát triển cao, tiếp tục đóng vai trò “trụ cột” trong tăng trưởng. Sau khi hoàn thành đầu tư giai đoạn 2, nâng tổng công suất lên 230 triệu lít/năm, Bia Huế tiếp tục mở rộng thị phần và khẳng định uy tín của mình; đồng thời đang có kế hoạch đầu tư phát triển mới. Ngành công nghiệp dệt may đang có bước đột phá với hàng loạt nhà máy mới ra đời, bên cạnh việc tăng công suất của các nhà máy hiện có và hướng tới việc hình thành một trung tâm công nghiệp dệt may của miền Trung tại Huế. Công nghiệp dệt may phát triển, không chỉ đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; mà còn tạo việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương. Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng tiếp tục tăng trưởng khá và sẽ có bước đột phá khi các nhà máy xi măng đang xây dựng đi vào hoạt động. Tiếp sau Thuỷ điện Bình Điền, Thuỷ điện Hương Điền cơ bản hoàn thành giai đoạn xây dựng với việc đưa 2/3 tổ máy vào hoạt động bên cạnh các công trình đang đầu tư sẽ góp phần tạo ra một ngành công nghiệp mới đầy triển vọng trong 1-2 năm tới...

Năm 2010 đánh dấu sự sôi động của hoạt động thương mại-dịch vụ của tỉnh khi hệ thống siêu thị phát triển cả về lượng và chất; đồng thời từng bước lan toả về các vùng sâu, vùng xa qua chương trình đưa hàng Việt về nông thôn, các chương trình khuyến mại. Hoạt động tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông cũng từng bước phát triển và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung. Tuy còn những bất cập và chất lượng dịch vụ, sản phẩm chưa được như mong muốn, nhưng lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Huế vẫn tiếp tục tăng 11,8% và doanh thu du lịch tăng 20,5% so năm 2009 cho thấy sức hấp dẫn của du lịch Thừa Thiên Huế. Trong tương lai, khi các dự án du lịch lớn, nhất là khu du lịch Laguna Huế đi vào hoạt động, cùng với các tour tuyến du lịch mới đang được thử nghiệm sẽ tạo ra bước đột phá mới cho du lịch cố đô... Tốc độ tăng trưởng chỉ với 1,5%, nhưng những kết quả đạt được trên lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản là cơ sở quan trọng cho tiến trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Cùng với sự tăng trưởng toàn diện của nền kinh tế-xã hội, việc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về tổng vốn đầu tư toàn xã hội của năm 2010 (9.200/9.000 tỷ đồng) còn mở ra triển vọng mới cho sự phát triển trong các năm tiếp theo, khi hàng loạt dự án đầu tư lớn trên địa bàn tỉnh đã và đang đồng loạt triển khai trên nhiều lĩnh vực. Đây chính là nền tảng và động lực cho sự phát triển bền vững.

Hoàng Thành

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.