Chủ Nhật, 18/08/2019 13:30

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ di sản thiên nhiên

Đẩy mạnh công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, nhất là chế định về di sản thiên nhiên và chi trả hệ sinh thái là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực môi trường, được ngành tài nguyên môi trường tập trung thực hiện trong năm 2022.

Kết nối hành lang đa dạng sinh họcQuy định cụ thể trách nhiệm bảo vệ và quản lý Di sản thế giới

Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên từ nuôi trồng thủy sản, du lịch, giải trí là công cụ kinh tế bảo vệ môi trường

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ di sản thiên nhiên phù hợp với pháp luật quốc tế về di sản thế giới, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế là một trong những điểm mới được quy định tại Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020.

Theo Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước di sản thế giới), di sản thế giới được chia làm 2 loại: di sản thiên nhiên và di sản văn hóa. Hai loại hình này có các đặc điểm, tiêu chí hoàn toàn khác nhau; tiêu chí của di sản thiên nhiên gắn với các yếu tố của tự nhiên, tiêu chí của di sản văn hóa gắn với yếu tố con người.

Việt Nam đã tham gia Công ước này từ năm 1987, tuy nhiên, hệ thống pháp luật của Việt Nam về quản lý di sản thiên nhiên chưa nội luật hóa đầy đủ và tương thích với nội dung của Công ước. Các quy định về đối tượng là di sản thiên nhiên của Việt Nam đang được quy định tản mạn trong một số pháp luật chuyên ngành như Luật Đa dạng sinh học (khu bảo tồn đất ngập nước), Luật Lâm nghiệp (khu bảo tồn là rừng đặc dụng), Luật Thủy sản (khu bảo tồn biển), thậm chí còn được quy định trong pháp luật về di sản văn hóa (Luật Di sản văn hóa quy định di sản văn hóa còn bao gồm cả danh lam thắng cảnh là một đối tượng của di sản thiên nhiên). Do đó, chưa bao quát được toàn bộ các đối tượng là di sản thiên nhiên cần bảo vệ, như công viên địa chất toàn cầu, khu dự trữ sinh quyển, khu Ramsar - khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, vườn di sản ASEAN; đồng thời thiếu quy định về việc xác lập cũng như chế độ quản lý các di sản thiên nhiên cấp quốc tế này. Điều này tạo ra rào cản trong quá trình hội nhập và thực hiện Công ước di sản thế giới mà Việt Nam đã tham gia cũng như phát sinh nhiều vấn đề chưa được xử lý trong thực tiễn quản lý hiện nay.

Để khắc phục các bất cập này, Luật BVMT năm 2020 đã đưa ra các quy định về tiêu chí xác lập di sản thiên nhiên dựa trên cơ sở các tiêu chí của quốc tế và thực tiễn điều kiện Việt Nam hiện nay. Trong đó, đối với các đối tượng là di sản thiên nhiên đã được quy định trong pháp luật về lâm nghiệp, thủy sản, đa dạng sinh học và di sản văn hóa thì vẫn thực hiện theo các quy định này để tránh xáo trộn, chồng chéo. Đồng thời, quy định việc điều tra, đánh giá, quản lý và BVMT di sản thiên nhiên để bảo vệ, phát huy giá trị bền vững di sản thiên nhiên ở nước ta.

Ngoài ra, công cụ kinh tế trong BVMT được quy định tại Nghị định 08 ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT có nêu rõ việc chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên đối với các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên áp dụng chi trả, gồm các dịch vụ môi trường rừng, đất ngập nước, biển, núi đá, hang động, công viên địa chất phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản (trừ những tổ chức, cá nhân đã chi trả dịch vụ môi trường rừng trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành).

Liên quan đến công tác bảo tồn di sản thiên nhiên, tại buổi làm việc với Tổng cục Môi trường - Bộ TN&MT về triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2022 ngày 15/2 vừa qua, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà đề nghị, công tác bảo tồn đa dạng sinh học phải tính toán vừa bảo vệ được cảnh quan thiên nhiên nhưng vẫn đảm bảo được phát triển kinh tế, sinh kế cho người dân địa phương.

Bài, ảnh: HOÀI NGUYÊN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Có một Huế rất riêng qua góc nhìn văn chương
Có một Huế rất riêng qua góc nhìn văn chương

Chọn dòng sông, vùng biển hay đơn thuần một làng quê với những kỷ niệm riêng có…, các tác giả đã kể cho người đọc một góc nhìn về Huế rất riêng nhưng vô cùng gần gũi, mến thương. Ở đó, nét đẹp di sản, văn hóa và con người được khai thác một cách khéo léo với giọng văn mềm mại, dữ liệu thông tin thú vị, độc đáo, làm lay động người đọc.

Phần thưởng quý giá
Phần thưởng quý giá

Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen trong công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, vùng biển năm 2022 và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tặng bằng khen trong thực hiện chương trình “Xuân biên phòng ấm lòng dân bản” năm 2023. Đó là sự ghi nhận đối với những đóng góp của Thiếu tá Nguyễn Thanh Thái, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) Hồng Vân.