Thứ Tư, 23/03/2011 05:40

Tạo thói quen bảo vệ môi trường

Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn năm 2013” được chính thức phát động tại Đà Lạt (Lâm Đồng) ngày 21/9. Đây là lần thứ 3 chiến dịch được phát động tại Việt Nam và năm thứ 21 kể từ khi chiến dịch được khởi xướng tại Australia, sau đó được Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc phát động tổ chức vào tuần thứ 3 tháng 9 hằng năm trên phạm vi toàn cầu. Với chủ đề “Nơi sinh sống của chúng ta… Hành tinh của chúng ta… Trách nhiệm của chúng ta…”, chiến dịch đặc biệt đề cao vai trò của cá nhân và cộng đồng trong việc thể hiện trách nhiệm của mình đối với vấn đề môi trường và góp phần vào những nỗ lực vì môi trường toàn cầu.

Môi trường sống của chúng ta đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, diễn ra từ nông thôn đến thành thị; từ lĩnh vực sản xuất đến tiêu dùng, do cả các tổ chức, doanh nghiệp lẫn từng cá nhân. Trên phạm vi toàn cầu, nhiều nước chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế bất chấp hậu quả huỷ hoại môi trường. Ở trong nước, vì lợi ích kinh tế trước mắt nhiều nơi đã cơ bản hoàn thành “sự nghiệp” phá rừng; có doanh nghiệp xả thải độc hại thẳng ra môi trường (như Vedan, dệt may Thái Tuấn) hoặc nhẫn tâm đầu độc cộng đồng bằng cách chôn thuốc trừ sâu dưới lòng đất (Công ty Nicotex Thanh Thái- Thanh Hoá). Trong cuộc sống hàng ngày, không ít người để giữ sạch đẹp cho nhà mình họ lại đem rác thải vất sang vườn hàng xóm hoặc đổ bừa bãi ra những nơi công cộng. Lối sống ích kỷ đó không chỉ gây ô nhiễm môi trường xung quanh và chính họ phải gánh chịu hậu quả.

Bởi, khi môi trường xung quanh ô nhiễm, họ là người phải trực tiếp hít thở không khí ô nhiễm, bị côn trùng tấn công từ bữa ăn đến giấc ngủ. Với doanh nghiệp, họ không chỉ thiệt hại về vật chất để khắc phục hậu quả môi trường, mà còn ảnh hưởng xấu đến thương hiệu, bị người tiêu dùng tẩy chay… Hậu quả đó nói cho cùng đều do con người gây ra và chính con người phải có trách nhiệm là cho môi trường sạch hơn.
 
Để góp phần làm cho thế giới sạch hơn có rất nhiều việc cần phải làm và ai cũng có thể tham gia bằng những việc làm cụ thể, đơn giản, thiết thực ngay tại nơi mình sinh sống, như thu gom, xử lý và tái chế chất thải, trồng cây xanh, sử dụng tiết kiệm nguồn nguyên, nhiên liệu; cùng tham gia vệ sinh môi trường xung quanh gia đình, cơ quan, đường phố, công viên, khơi thông dòng chảy, trồng cây xanh; tuyên tuyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện, đồng thời lên án những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen lãng phí tài nguyên thiên nhiên… Làm cho thế giới sạch hơn là công việc không thể giải quyết trong ngày một ngày hai, mà đòi hỏi một quá trình lâu dài, thường xuyên. Từ những việc làm đơn giản mà mỗi con người dễ dàng tham gia sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức và tạo thói quen trong giữ gìn môi trường sạch hơn cho mỗi người dân. Chỉ khi nào mỗi người dân có ý thức và có thói quen tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường chung thì chúng ta mới có và được hưởng thụ một môi trường sống xanh- sạch- đẹp đúng nghĩa của nó.
Hoàng Giang
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.