Thứ Ba, 23/10/2018 19:59

Thái Miếu sẽ được tu bổ, phục hồi

Chiều 23/4, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức hội nghị lấy ý kiến về phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1. Hội nghị có sự tham gia của các nhà nghiên cứu văn hóa, chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn.

CHLB Đức tiếp tục hỗ trợ trùng tu di sản HuếThỏa thuận dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái HòaGìn giữ các yếu tố gốc trong trùng tu đàn Nam Giao

Sau chiến tranh, Thái Miếu bị phá hủy nghiêm trọng, trở thành một khu vực gần như là "bình địa"

Theo báo cáo nghiên cứu khả thi dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo tổng thể di tích Thái Miếu giai đoạn 1, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ tu bổ, phục hồi các hạng mục: Thái Miếu, Thái Miếu môn, hệ thống sân, đường đi, cây xanh, thảm cỏ và hạ tầng kỹ thuật. Dự án dự kiến được thực hiện trong 4 năm với tổng kinh phí trên 265 tỷ đồng.

Thái Miếu được tu bổ, phục hồi dựa trên quan điểm giữ gìn nguyên vẹn không biến đổi các thành phần của di tích được coi là nguyên gốc. Trong đó, sẽ bảo tồn dấu tích kiến trúc, cảnh quan của thời vua Gia Long và những bổ sung, thay đổi về mặt trang trí, màu sắc, vật liệu dưới thời các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái…; loại bỏ các thành phần sai lệch làm ảnh hưởng tới công trình trong các lần sửa chữa cơi nới; ưu tiên sử dụng vật liệu và quy trình kỹ thuật truyền thống...

Hội nghị nhận được nhiều ý kiến góp ý của các nhà nghiên cứu, chuyên gia. Một số ý kiến cho rằng, việc tu bổ, phục hồi Thái Miếu cần được tiến hành kỹ càng, thận trọng bởi đây là công trình có quy mô lớn; nên tổ chức khai quật khảo cổ học tổng thể khu di tích để có đánh giá đầy đủ, chính xác về diễn biến thay đổi của các công trình trong cụm di tích; tiếp tục đầu tư sưu tầm nguồn tư liệu viết, tư liệu ảnh, bản vẽ về Thái Miếu, trong đó chú ý nguồn tư liệu Châu bản và ảnh tư liệu; tiến hành quy hoạch tổng thể cụm kiến trúc này...

Thái Miếu là một trong năm miếu thờ quan trọng của triều Nguyễn được xây dựng sớm nhất trong Hoàng thành Huế, thờ các vị tổ tiên của nhà vua. Tổng thể di tích Thái Miếu là một tổ hợp kiến trúc khá lớn với trên 10 hạng mục công trình, được bố trí đúng theo nguyên tắc chung của kiến trúc triều Nguyễn. Vào năm 1947, Thái Miếu cùng với các miếu khác đã bị phá hủy do sự tàn phá của chiến tranh.

Tin, ảnh: Minh Hiền

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng
Sẽ tổ chức hội thảo khẳng định giá trị địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng

Ban Tuyên giáo Huyện ủy Phú Lộc cùng Ban Tuyên giáo Thành ủy Huế, Ban Tuyên giáo Thị ủy Hương Thủy và Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế vừa tổ chức họp bàn kế hoạch chuẩn bị tổ chức Hội thảo khoa học về địa điểm lịch sử cách mạng tại Bàu Bàng ở thôn Hòa Vang, xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc.

TP Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích
TP. Huế khảo sát, điều chỉnh hồ sơ di tích

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đã được xếp hạng trên địa bàn, đồng thời đảm bảo tính pháp lý và khoa học của hồ sơ di tích, UBND TP. Huế sẽ phối hợp với Bảo tàng Lịch sử tỉnh và UBND các phường, xã khảo sát, thống nhất phương án điều chỉnh hồ sơ một số di tích đã được xếp hạng.

Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng
Trùng tu, bảo tồn các di tích đình làng

Thời gian qua, bên cạnh gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, danh nhân… thị xã Hương Trà còn quan tâm trùng tu, sửa chữa những di tích đình làng đã xuống cấp, cần cấp thiết bảo tồn.

Dập bản Cửu đỉnh
Dập bản Cửu đỉnh

Để lưu trữ bản gốc của Cửu đỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã sao chép Cửu đỉnh bằng phương pháp dập bản. Tư liệu này cũng là “khuôn” để đúc Cửu đỉnh trong trường hợp cần làm một phiên bản.