Thứ Sáu, 04/12/2009 10:47

Tham gia giữ bình yên vùng biển

Tranh thủ thời tiết nắng đẹp, từng đoàn thuyền đánh cá của ngư dân huyện Phú Vang lướt sóng ra khơi. Đối với họ, ra khơi không chỉ là việc khai thác, đánh bắt thuỷ hải sản trên biển, mà còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. Họ là những dân quân biển (DQB) đang ngày đêm bám trụ, giữ vững sự bình yên trên vùng biển quê hương...

Cũng giống như những DQB khác, mỗi lần đi biển, bao giờ ông Nguyễn Văn Dũng (thị trấn Thuận An) cũng chuẩn bị cho mình những phương tiện cần thiết như: máy bộ đàm, máy điện thoại di động. Ông bảo, đối với một ngư dân đã quá quen với ngư trường trên biển, điều mà họ mong muốn nhất là đánh bắt được thật nhiều thủy hải sản. Nhưng, chúng tôi cũng hiểu rằng, phải có trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản, lãnh hải của Tổ quốc. Đang đánh bắt thủy hải sản trên biển, khi phát hiện thấy tàu lạ xâm phạm vùng biển của Tổ quốc, ngư trường của quê mình là chúng tôi dùng máy liên lạc gọi về cho các Đồn Biên phòng 224, cửa khẩu Thuận An, Hải đội 2 cùng phối hợp với lực lượng cảnh sát biển tổ chức truy đuổi”.

Mỗi con tàu là một đơn vị DQB có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển mỗi khi ra khơi

Trở về sau một chuyến đi biển, thuyền đầy ắp cá, ngư dân Bùi Văn Tú (Phú Thuận) cho hay: “Từ khi được tham gia lực lượng DQB, tôi nhận thấy, mình cần có trách nhiệm hơn với biển, với quê hương. Trong những chuyến đi biển dài ngày, cẩm nang mà tui mang theo là những kiến thức về biển, về lãnh hải, ngư trường mà ngư dân cần phải có trách nhiệm bảo vệ”.
 
Theo Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An, từ khi thành lập đến nay, các “Tổ đoàn kết trên biển” đã hỗ trợ, ứng cứu được hàng trăm tàu cá của ngư dân trong và ngoài tỉnh bị nạn; đồng thời báo cáo và cung cấp hàng trăm thông tin quan trọng có liên quan đến việc tàu thuyền nước ngoài tranh chấp ngư trường, xâm phạm lãnh hải.
 
Ông Hồ Văn Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Vang cho biết, từ năm 2011 đến nay, qua nguồn tin của quần chúng nhân dân và lực lượng DQB, các đơn vị, ngành chức năng đã kịp thời phát hiện một số tàu cá nước ngoài xâm nhập vùng biển của tỉnh để khai thác thuỷ hải sản, cách cửa biển Thuận An từ 40 đến 50 hải lý. Qua đó, cơ quan chức năng đã cảnh báo và tập trung đẩy, đuổi các tàu nước ngoài ra khỏi phạm vi vùng biển của tỉnh; xử lý 2 vụ phá hoại ngư lưới cụ; 3 vụ tai nạn trên biển.
 
 Trung tá Nguyễn Cảnh Tân, Phó Tham mưu trưởng, Ban CHQS huyện Phú Vang cho biết: Ngoài công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chúng tôi còn phối hợp với các lực lượng có liên quan khác, tập trung huấn luyện cho anh em DQB các nội dung như: Luật biển quốc tế, Hiệp định về phân định trên biển giữa Việt Nam với các nước trong khu vực; cách quan sát, phát hiện tàu lạ và chế độ báo cáo...
Đại úy Lương Ngọc Phong, trợ lý Dân quân, Ban CHQS huyện Phú Vang cho biết: Nhằm tăng cường tiềm lực bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, Ban CHQS huyện đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huyện chỉ đạo các xã, thị trấn ven biển tổ chức kiện toàn lực lượng DQB, gắn với tổ chức và hoạt động của “Tổ đoàn kết trên biển”. Đến này, 100% xã, thị trấn ven biển ở Phú Vang thành lập được lực lượng DQB và hoạt động có hiệu quả. Nhiệm vụ của DQB là phối hợp các đơn vị biên phòng, hải quân, cảnh sát biển và các lực lượng khác, bảo vệ an ninh biên giới và chủ quyền của Việt Nam trên biển.
 
Mô hình “Tổ đoàn kết trên biển” không chỉ tạo ra sức mạnh liên kết trong khai thác, đánh bắt hải sản, mà còn là chỗ dựa vững chắc của ngư dân mỗi khi gặp thiên tai, hoạn nạn. Qua đó để quản lý, nắm chắc tình hình trên biển, củng cố và giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Bài, ảnh: Anh Phong

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.