Thứ Bảy, 22/09/2018 07:35

Thành công xuất phát từ việc tiếp tục cải tiến, đổi mới

Trong nhiệm kỳ XIV, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cải tiến, đổi mới chỉ đạo, điều hành việc chuẩn bị cho 11 kỳ họp, bảo đảm việc triệu tập, tổ chức thực hiện chương trình, tổng kết kỳ họp theo đúng quy định pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế.

1.161 người được giới thiệu ứng cử và tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XVTòa nhà Quốc hội mới - Biểu tượng của tình đoàn kết Việt-LàoTiêu chuẩn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dânChuẩn bị nội lực, đón cơ hộiViệt Nam ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu tại Phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN

Ứng phó linh hoạt 

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Quốc hội khóa XIV được cử tri cả nước bầu ra vào ngày 22/5/2016. Trong 5 năm qua, Quốc hội triển khai hoạt động trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen; thế và lực của đất nước ngày càng lớn mạnh sau 35 năm đổi mới.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của cử tri, với vị trí, vai trò là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, kế thừa và phát huy kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước, Quốc hội khóa XIV ngày càng thể hiện sâu sắc là hiện thân của khối đại đoàn kết dân tộc, tư duy sáng tạo, đổi mới mạnh mẽ hoạt động, linh hoạt, thận trọng, quyết đoán, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước, hoàn thành khối lượng lớn công việc trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, chủ động trong các hoạt động đối ngoại góp phần nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực cũng như trên thế giới. 

Những quyết sách của Quốc hội luôn xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc, từ yêu cầu phát triển của đất nước, tạo nên những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, góp phần đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Năm 2020, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xin ý kiến các đại biểu Quốc hội, lựa chọn phương án tổ chức 2 kỳ họp theo hình thức kết hợp giữa họp trực tuyến và họp tập trung và đã diễn ra rất thành công, nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước, góp phần đổi mới hoạt động của Quốc hội.

Về hoạt động lập pháp, UBTVQH đã thực hiện việc lập, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm theo đúng quy định pháp luật, bảo đảm nhanh chóng thể chế hóa các nghị quyết của Đảng; xem xét, cho ý kiến chỉ đạo về những vấn đề quan trọng trước khi trình Quốc hội; yêu cầu các cơ quan nghiên cứu, làm rõ, xác định đủ hoặc chưa đủ điều kiện trình Quốc hội; chỉ đạo sát sao, nghiêm túc việc tiếp thu ý kiến thành viên UBTVQH, đại biểu Quốc hội; tổ chức 6 Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách; chỉ đạo chuẩn bị phiếu, gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội về một số vấn đề lớn, quan trọng để làm cơ sở cho việc tiếp thu, chỉnh lý. 

Nhờ đó, các dự án, dự thảo đã được Quốc hội thông qua với tỷ lệ đồng thuận cao. Đặc biệt,  UBTVQH đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng, trình Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội nhằm cụ thể hóa các quy định về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. 

UBTVQH đã cho ý kiến, trình Quốc hội ban hành các nghị quyết phê chuẩn hoặc quyết định gia nhập các điều ước quốc tế quan trọng; kịp thời cho ý kiến để trình Quốc hội quyết định về tổ chức mô hình chính quyền  đô thị và thí điểm thực hiện chính quyền đô thị tại 3 thành phố trực thuộc Trung ương nhằm thúc đẩy, đổi mới mô hình quản lý, phát triển kinh tế của các thành phố động lực.

Ban hành 2 pháp lệnh và 32 nghị quyết quan trọng

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng về việc thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, căn cứ Nghị quyết Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm của Quốc hội, UBTVQH đã chỉ đạo sát sao việc triển khai thực hiện Chương trình. Kịp thời có định hướng, giải pháp và quyết định điều chỉnh Chương trình khi cần thiết.

UBTVQH đã ban hành 2 pháp lệnh và 32 nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật bảo đảm chất lượng, nội dung phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn, trong đó có Nghị quyết về việc thành lập và quy định quy vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Cho ý kiến đối với 10 dự thảo nghị định của Chính phủ; quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền để Chính phủ có cơ sở xây dựng và ban hành các nghị định.

Về hoạt động giám sát, UBTVQH đã lập dự kiến chương trình giám sát để trình Quốc hội xem xét, quyết định bảo đảm chặt chẽ, chất lượng, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn, đáp ứng nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Các báo cáo của Chính phủ, báo cáo công tác của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước... và các báo cáo khác đều UBTVQH xem xét toàn diện, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, đưa ra những yêu cầu cụ thể để các cơ quan hoàn thiện, trình Quốc hội.

Công tác chuẩn bị cho hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn ở Quốc hội được thực hiện bài bản, chặt chẽ, đúng trọng tâm; tiếp tục có sự đổi mới, linh hoạt để bảo đảm nâng cao chất lượng. UBTVQH đã chỉ đạo chuẩn bị để Quốc hội xem xét, chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn trong nhiệm kỳ; cho ý kiến việc chuẩn bị, trình Quốc hội giám sát tối cao về 7 chuyên đề; chuẩn bị chặt chẽ các thủ tục để Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bảo đảm đúng quy trình.

Một nhiệm kỳ thành công

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, trong nhiệm kỳ này, Quốc hội đã đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác lập pháp, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, vì cuộc sống tốt đẹp của nhân dân, giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh của Tổ quốc, hội nhập quốc tế trong hòa bình, hữu nghị, hợp tác bình đẳng; tăng cường hoạt động giám sát, không ngừng cải tiến, đổi mới cách thức thực hiện, tập trung vào những vấn đề bức xúc của cuộc sống; xem xét, quyết định nhiều quyết sách quan trọng của đất nước, có tác động lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, phát triển vùng miền núi đồng bào dân tộc, gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.

Hoạt động đối ngoại của Quốc hội được triển khai hiệu quả, đóng góp quan trọng vào thành công chung của công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Mô hình tổ chức phù hợp, phương thức hoạt động không ngừng được đổi mới, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, giữ mối liên hệ chặt chẽ với cử tri và mối quan hệ phối hợp công tác được chú trọng. Đây là những nhân tố quyết định hiệu quả, góp phần tạo nên những dấu ấn sâu sắc trong hoạt động của Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đã thành công. “Tới đây, cần tập trung để triển khai các đề án hội nhập của Đảng, đặc biệt là trình Quốc hội phê chuẩn các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới. Do vậy, Quốc hội khóa mới cần quan tâm và tập trung giám sát để Chính phủ triển khai, khai thác một cách hiệu quả các hiệp định này, để người dân và doanh nghiệp thụ hưởng thành quả của các thế hệ trước đó đã tạo thành những sản phẩm này một cách tốt nhất”, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh.

Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu rõ, từ thực tiễn hoạt động 5 năm qua, Quốc hội khóa XIV đã khẳng định, bổ sung, làm sâu sắc thêm những bài học kinh nghiệm quý được Quốc hội các khóa rút ra. 

Quán triệt sâu sắc, thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, vì lợi ích của đất nước, của nhân dân là nhân tố quyết định để Quốc hội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Kế thừa, phát huy các thành tựu, bài học kinh nghiệm của hơn 70 năm Quốc hội Việt Nam. Quán triệt tư tưởng lấy dân làm gốc, gần dân, hiểu dân, thân dân.

Đại biểu Quốc hội giữ vai trò trung tâm, là nhân tố then chốt quyết định chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội; coi trọng, phát huy thế mạnh đặc thù hoạt động đối ngoại của Quốc hội trong tổng thể hoạt động đối ngoại chung của Đảng, Nhà nước. Mối quan hệ phối hợp công tác giữa các cơ quan của Quốc hội với các cơ quan, tổ chức hữu quan được coi trọng, tăng cường, tạo sự chủ động, thống nhất, kịp thời trong triển khai công việc, đạt chất lượng, hiệu quả cao, góp phần giúp Quốc hội hoàn thành tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy cũng khẳng định đây là một nhiệm kỳ rất thành công, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước cũng như nhân dân tin tưởng. Trưởng Ban Công tác đại biểu nhấn mạnh, hoạt động của Quốc hội rất toàn diện, đã góp phần vào thành công chung của đất nước, như lời Tổng Bí thư khẳng định đất nước ta chưa bao giờ có tiềm lực và vị thế như ngày nay, có vai trò đóng góp rất quan trọng của đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng tán thành và nhấn mạnh tinh thần đại biểu Quốc hội phải gắn bó mật thiết với cử tri, với nhân dân, bởi vì Quốc hội là đại diện cho dân, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân cho nên nếu không dựa vào dân, không lấy dân làm trung tâm, không lấy dân làm gốc thì khó mang đến hiệu quả và không tạo được niềm tin, vị thế và uy tín đối với nhân dân như thời gian vừa qua.

Theo Báo Tin tức

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bám cơ sở, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Bám cơ sở, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Phát huy chức trách, nhiệm vụ được giao, nhiều cá nhân, tập thể thuộc các đơn vị công an trong toàn tỉnh luôn nỗ lực cố gắng, bám nắm địa bàn, gần dân để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế
Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế

Chiều 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đại học (ĐH) Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo. Cùng tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển
Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

Sáng 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Quốc hội khóa XV do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục (GD), đào tạo (ĐT), văn hóa (VH), du lịch (DL).