Chủ Nhật, 11/07/2010 13:59

Thanh tra cả những nơi tiềm ẩn sai phạm

Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thanh tra năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ 2013 của Thanh tra Chính phủ vừa qua, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho hay, ngành thanh tra phát hiện, xử lý nhiều vi phạm pháp luật hơn so với các năm trước; đồng thời, kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục những bất cập, sơ hở trong quản lý và ban hành chính sách pháp luật. Kết quả thanh tra đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ trong việc phòng, ngừa vi phạm. So với trước đây, ngành Thanh tra phát hiện vi phạm tích cực hơn, kiến nghị xử lý nghiêm và kịp thời hơn. Việc đôn đốc thực hiện kết luận thanh tra, chỉ đạo xử lý sau thanh tra được ngành thanh tra quan tâm thúc đẩy và đạt một số kết quả đáng khích lệ. Hoạt động thanh tra chuyên ngành được tăng cường, tập trung vào những vấn đề bức xúc mà dư luận quan tâm và kết quả tăng cao trên nhiều lĩnh vực. Việc công khai kết luận thanh tra và phối hợp để định hướng dư luận từng bước đi vào nền nếp. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế trong công tác thanh tra chậm được khắc phục, như: nhiều cuộc thanh tra chưa phát hiện được tham nhũng và việc đôn đốc xử lý sau thanh tra có những tiến bộ nhưng tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu...

Trên địa bàn Thừa Thiên Huế, qua kết quả công tác thanh tra năm 2012, Chánh Thanh tra tỉnh Trần Ngọc Cư cho biết, công tác quản lý Nhà nước và việc chấp hành chính sách, pháp luật trên một số lĩnh vực vẫn còn nhiều hạn chế; nhất là quản lý và sử dụng nguồn kinh phí cũng như quy hoạch và quản lý sử dụng đất đai... Kết quả thanh tra góp phần chấn chỉnh những yếu kém, hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng trên các lĩnh vực tài chính ngân sách, đất đai cũng như khắc phục những sai phạm về kinh tế, xác định rõ trách nhiệm, kiến nghị xử lý nghiêm minh đối với các cá nhân và tập thể sai phạm, góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị, lãnh đạo các địa phương trong nhận thức, hành động đối với việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật; đồng thời, kiến nghị các cấp có thẩm quyền về giải pháp sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách nhằm tăng cường công tác quản lý, hạn chế phát sinh tiêu cực, tham nhũng và lãng phí... Song, chất lượng một số cuộc thanh tra chưa cao, kết luận và kiến nghị còn chung chung và chưa nêu rõ nguyên nhân vi phạm, trách nhiệm cụ thể. Công tác kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra của thanh tra các cấp còn hạn chế nên một số quyết định, kiến nghị xử lý và kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm chưa được chấp hành nghiêm túc; nhất là các quyết định thu hồi vi phạm về kinh tế.

Đánh giá hoạt động thanh tra năm qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương những chuyển biến tích cực nhưng cũng nghiêm túc chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần được ngành thanh tra khắc phục trong công tác này. Đó là, một số cuộc thanh tra kết luận còn chậm, chưa thuyết phục, chưa đủ răn đe và còn dễ dãi. Việc phát hiện tham nhũng qua công tác thanh tra còn ít, chưa chủ động, quyết liệt... để ngăn chặn, phòng, chống tham nhũng. Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng, rất mong ngành thanh tra nói chung và Thanh tra tỉnh nói riêng đổi mới hoạt động đối với công tác thanh tra là phải có trọng tâm, trọng điểm, theo đúng định hướng và thanh tra cả những nơi tiềm ẩn xảy ra sai phạm, nhất là với những lĩnh vực “nhạy cảm”, như: đất đai, đầu tư công, tài chính - ngân hàng, tài nguyên khoáng sản… Các kết luận thanh tra phải khách quan, chính xác, kịp thời và kiến nghị xử lý phải nghiêm minh, cụ thể.
Vĩnh Cự
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.