Thứ Ba, 30/10/2018 06:45

Thay đổi nhỏ, lợi ích lớn

Chuyển đổi số (CĐS) là giải pháp quan trọng và là xu hướng tất yếu để các doanh nghiệp (DN) Việt nói chung, Thừa Thiên Huế nói riêng tồn tại, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, tăng tốc và phát triển.

Nhu cầu nhân lực lớn, sinh viên cần chuẩn bị kiến thức và kỹ năngTìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và cùng phát triểnThay đổi tư duy là mấu chốt trong chuyển đổi sốChia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp trong chuyển đổi số

Công ty Co-Plus đã gần hoàn tất số hoá dữ liệu, chuẩn bị lựa chọn công nghệ để ứng dụng

Để doanh nghiệp “đi” nhanh  hơn

Giai đoạn 2014 – 2017, khái niệm CĐS còn khá xa lạ, chỉ một bộ phận nhỏ các DN quan tâm. Từ năm 2020, CĐS và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là những từ khoá được nhắc đến nhiều khi các thành tựu của khoa học công nghệ đang hiện diện trong mọi mặt của đời sống. Đặc biệt, trước tác động của đại dịch, các DN càng gia tăng hoạt động trên môi trường online, trực tuyến.

Tại Thừa Thiên Huế, sau những kinh nghiệm “khó quên” từ ảnh hưởng của dịch bệnh thời gian qua, nhiều DN đã quyết định tập trung đầu tư cho CĐS nhằm đảm bảo vừa phát triển kinh doanh vừa phòng dịch và có phương án thay đổi linh hoạt nếu dịch tái diễn.

Năm 2020, Công ty Co-Plus đã có bước chuẩn bị đầu tiên cho việc số hoá, CĐS tại đơn vị. Đến nay, gần 100% dữ liệu nội bộ, dữ liệu khách hàng đều được số hoá. Hiện Co-Plus đang thiết lập quy trình cho các phòng ban và chuẩn bị cho việc lựa chọn công nghệ để ứng dụng.

“Chúng tôi đang cân nhắc chọn công nghệ có sẵn từ nước ngoài hay sử dụng công nghệ mới trong nước. Sau khi số hoá và xây dựng quy trình, DN sẽ xây dựng nền tảng để chia sẻ và kết nối các dữ liệu, tương tác hoàn toàn online”, CEO Co-Plus Nguyễn Thị An Nhàn thông tin.

Để chuẩn bị cho quá trình này, Co-Plus đã lên kế hoạch từ vài năm trước.“Công ty may mắn có những thành viên quản trị chuyên về mảng công nghệ và từng làm việc nhiều với các đơn vị công nghệ nên có sự thuận lợi nhất định khi bắt đầu quá trình CĐS nội bộ. Ngoài ra, CĐS đang là chương trình mang tính Quốc gia và được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, phần nào giúp DN tiếp cận được những nguồn lực mà mình cần có cũng như sự hỗ trợ từ các chuyên gia trong việc xây dựng kế hoạch CĐS”, CEO An Nhàn nói.

Ông Trần Minh Đức, Giám đốc Công ty CP Hồng Đức chia sẻ, từ 2015, Hồng Đức đã thực hiện CĐS. Bắt đầu từ việc sử dụng phần mềm văn phòng điện tử Onlineoffice và thực tế đã mang lại hiệu quả cho DN. “Rõ ràng nhất là tăng năng suất làm việc, giảm chi phí vận hành và giúp DN “thông minh” hơn. Nhất là việc quản lý công việc của từng phòng ban, nhân viên tốt hơn nhờ hệ thống ghi nhận nhật ký làm việc của từng thành viên”.

Theo ông Đức, DN nào sớm thực hiện CĐS sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhất là khi hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng gắn chặt và phụ thuộc vào nền kinh tế số, vốn đang phát triển nhanh từng ngày.

Sau ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, thay vì kinh doanh theo cách truyền thống, Công ty Sóng Việt tăng cường quảng bá, chuyển sang bán hàng online.“Nhờ áp dụng đổi mới sáng tạo, đa dạng hình thức kinh doanh, đẩy mạnh việc bán hàng thông qua các kênh mạng xã hội, công ty có thêm nhiều đơn hàng, giúp tăng doanh thu và phát triển thương hiệu”, Giám đốc Công ty Sóng Việt Châu Thị Nhớ hồ hởi.

Nhiều giải pháp hỗ trợ

Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà CĐS là một xu thế tất yếu. Việc chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp DN thâm nhập và mở rộng thị trường, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới và cuộc cách mạng số đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu.

Tại Thừa Thiên Huế, với trên 95% DN nhỏ và siêu nhỏ, theo đánh giá của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Xuân Sơn, việc CĐS tương đối khó khăn do tư duy, cách làm truyền thống vẫn chiếm đại đa số, vì vậy, thúc đẩy CĐS là vấn đề cấp bách hiện nay.

“Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Bộ TT&TT đã có các chương trình hỗ trợ thúc đẩy CĐS cho DN vừa và nhỏ; tỉnh cũng đang tranh thủ kết hợp các chương trình của Trung ương. Vừa qua, HHDN tỉnh cùng Sở KH&ĐT phối hợp tổ chức các hoạt động, hội thảo về CĐS cho DN để chuẩn bị cho việc đẩy mạnh CĐS trong DN thời gian tới”, ông Sơn cho hay.

Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Dương Tuấn Anh cho rằng, trong thời điểm hiện nay, CĐS là cơ hội cho DN và DN cần “bắt tay” vào cuộc ngay với những giải pháp cụ thể.

“Về phía Hiệp hội, chúng tôi đang tổ chức các hoạt động cho DN tiếp cận về CĐS, về thương mại điện tử; tổ chức sàn thương mại điện tử của Hiệp hội cho DN nhằm tạo lợi thế cho các DN hội viên trên địa bàn”.

Để thúc đẩy DN vận động nhanh hơn trong quá trình CĐS, sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang lên kế hoạch dài hơi hỗ trợ các DN với việc tăng cường các giải pháp để thúc đẩy DN ứng dụng các công nghệ tiên tiến hơn trong quảng bá sản phẩm, ứng dụng truy xuất nguồn gốc, ứng dụng các mô hình sản xuất kinh doanh (SXKD) mới thông qua khởi nghiệp, qua các chương trình chính sách đổi mới công nghệ…

“Ngoài ra, chúng tôi sẽ giúp các DN sản xuất trên địa bàn tiếp cận các công nghệ số để quảng bá sản phẩm và tiếp cận công nghệ sản xuất tiên tiến để nâng cao uy tín, sản phẩm của mình trong quá trình SXKD”, Giám đốc Sở KH&CN Hồ Thắng nói.

Hiện, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình CĐS Quốc gia đến năm 2025, định hướng 2030, Thừa Thiên Huế cũng có kế hoạch triển khai chương trình CĐS đến 2025; chiến lược CĐS ở quy mô quốc gia, tỉnh đã có lộ trình, vấn đề còn lại là năng lực và nghị lực của từng DN trong nhận thức, đầu tư và triển khai thực hiện.

Bài, ảnh: LIÊN MINH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.