Thứ Năm, 16/10/2014 19:23

Thế giới cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng nước và vệ sinh để đạt SDGs

Liên Hiệp quốc (LHQ) kêu gọi các nước trên thế giới tích cực tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng cung cấp nước và vệ sinh, không chỉ để bảo vệ người dân khỏi những căn bệnh chết người mà còn để đảm bảo có thể đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).

Nguồn nước bị ô nhiễm khiến hơn 500.000 người thiệt mạng mỗi năm. Ảnh: WB

Bà Maria Neira, Giám đốc Sở y tế công và môi trường của WHO cho biết, nguồn nước uống bị ô nhiễm ước tính gây ra hơn 500.000 ca tử vong mỗi năm.

Theo báo cáo "Phân tích và Đánh giá toàn cầu về Vệ sinh và Nước uống năm 2017" của LHQ, mặc dù các quốc gia đã tăng ngân sách cho việc cải thiện hệ thống nước sạch và vệ sinh với tỷ lệ trung bình hàng năm khoảng 4,9% trong vòng 3 năm trở lại đây, nhưng 80% các nước cho rằng, mức tăng trên vẫn chưa đủ để đáp ứng các mục tiêu đặt ra.

Do đó, để đạt được SDG đầy tham vọng trong việc nguồn nước an toàn và hệ thống vệ sinh được tiếp cận rộng rãi vào năm 2030, các quốc gia cần sử dụng các nguồn tài chính hiệu quả hơn, cũng như tăng cường các nỗ lực để tìm kiếm các nguồn tài trợ mới.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN & WB)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển
Đầu tư đê kè ứng phó sạt lở biển

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, diễn biến bất thường của thời tiết, sóng lớn cộng triều cường đã làm đường bờ biển trên địa bàn tỉnh sạt lở nhiều nơi, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ nhiều năm nay, bằng các nguồn vốn khác nhau, chỉ mới đầu tư xây dựng kè khoảng 50% trên chiều dài bờ biển bị sạt lở.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.