Thứ Sáu, 29/09/2017 06:15

Thế hệ 1975 - khát khao được cống hiến

Sinh ra đúng thời điểm quê hương giải phóng, Tổ quốc thống nhất, được học tập dưới mái trường Xã hội chủ nghĩa, một thế hệ những con người ưu tú sinh năm 1975 đã không ngừng nỗ lực học tập và cống hiến, để xứng đáng với thế hệ cha anh đã đổ máu xương giành hòa bình, độc lập, tự do.

Họ sinh năm 1975

PGS. TS. Trần Thanh Đức miệt mài với công tác nghiên cứu khoa học

PGS. TS. Trần Thanh Đức, Hiệu trưởng Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế: Cống hiến hết mình cho quê hương

“Nhiều năm gắn bó, với tôi Huế như là quê hương thứ hai”, đó là chia sẻ của PGS. TS. Trần Thanh Đức, Hiệu trưởng Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế.

Sinh ra và lớn lên ở Yên Thành (Nghệ An), chàng trai trẻ Trần Thanh Đức quyết định thi vào Ngành Khoa học cây trồng, Trường đại học Nông lâm với mong muốn mang những kiến thức học được về phục vụ quê hương.

Năm 1998, Trần Thanh Đức “bén duyên” với nghiệp "trồng" người sau khi tốt nghiệp loại giỏi và được trường giữ lại để tiếp tục nghiên cứu, giảng dạy. Với ý chí bền bỉ và quyết tâm, Đức luôn hoàn thành tốt mọi công việc được giao, từ giảng dạy cho đến nghiên cứu khoa học. Đầu năm 2020, PGS. TS. Trần Thanh Đức vinh dự được Ban Giám đốc Đại học Huế tin tưởng giao trách nhiệm dẫn dắt Trường đại học Nông Lâm.

PGS. TSTrần Thanh Đức chia sẻ, thế hệ 1975 may mắn sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hòa bình. Vì vậy, mỗi người phải xác định rõ trách nhiệm của bản thân là kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đất nước; không phụ lòng các thế hệ cha ông đã hy sinh xương máu cho độc lập dân tộc. Bản thân tôi là con liệt sĩ, chứng kiến một mình mẹ gồng gánh nuôi từng người con khôn lớn nên tôi luôn tâm niệm phải học tập thật tốt và cống hiến hết mình cho quê hương, đất nước để xứng đáng với người cha đã hy sinh.

Điều PGS. TS. Trần Thanh Đức trăn trở nhất là xây dựng đơn vị trở thành trường đại học có thương hiệu và uy tín về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.

“Trường luôn mong muốn mang những kỹ thuật, thành tựu khoa học nghiên cứu để góp sức cho sự phát triển sản xuất, kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung - Tây Nguyên nói chung”, PGS. TS. Trần Thanh Đức cho biết thêm.

Ths. Đinh Thị Hoài Trai làm việc cùng chuyên gia nước ngoài

ThS. Đinh Thị Hoài Trai, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Huế: Chung tay thực hiện Nghị quyết 54

ThS. Đinh Thị Hoài Trai chia sẻ, được sinh ra và lớn lên khi đất nước đã thống nhất, tuy cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi may mắn được hưởng những điều kiện học tập thuận lợi hơn rất nhiều. Là một người con xứ Huế, bản thân luôn trăn trở, mong muốn đóng góp một phần nhỏ để quê hương ngày càng phát triển.

Bảo tàng Mỹ thuật Huế được thành lập với nhiều kỳ vọng, mong đợi từ lãnh đạo tỉnh cũng như giới văn nghệ sĩ nhằm phát huy giá trị văn hóa vùng đất Cố đô. Sau hơn một năm thành lập, đơn vị đã nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ để xây dựng hình ảnh bảo tàng là điểm đến nghệ thuật được nhiều người biết đến.

Đầu năm 2020, bảo tàng đã tổ chức hoạt động “Hành trình ký họa Cố đô Huế” với sự tham gia của gần 80 kiến trúc sư, họa sĩ, nghệ sĩ ở Huế và Nhóm diễn họa đô thị Việt Nam (Urban Sketchers Viet Nam). Hoạt động nhận được những phản hồi rất tốt về đời sống văn hóa Huế từ cộng đồng.

Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị xác định mục tiêu phát triển Thừa Thiên Huế dựa trên nền tảng di sản văn hóa, đặt ra nhiều trọng trách cho ngành văn hóa nói chung và Bảo tàng Mỹ thuật Huế nói riêng.

Thời gian tới, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tiếp tục lên kế hoạch triển khai các không gian mở tại 2 Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và Điềm Phùng Thị theo Đề án “Không gian văn hóa nghệ thuật trung tâm TP. Huế”.

“Với Bảo tàng Mỹ thuật Huế, bản thân tôi còn rất nhiều trăn trở về hướng đi của bảo tàng. Năm 2021, đơn vị sẽ tổ chức hội thảo gồm các cơ quan ban ngành liên quan và các nhà nghiên cứu để cùng xác định được định hướng lâu dài”, ThS. Đinh Thị Hoài Trai chia sẻ.

CEO Sóng Việt Châu Thị Nhớ, luôn nỗ lực để đạt được thành công

CEO Công ty cổ phần Sóng Việt tại Huế Châu Thị Nhớ: Nỗ lực tạo dựng thương hiệu

"So với các anh chị thuộc thế hệ trước, chúng tôi may mắn hơn vì đất nước đã hoà bình. Nhưng so với thế hệ sau này chúng tôi không bằng vì các bạn có điều kiện học tập và tiếp cận kiến thức nhanh hơn, tốt hơn. Tuy vậy, đi qua những năm tháng khó khăn, vất vả của thời kỳ bao cấp, chúng tôi có những trải nghiệm để biết thận trọng, nỗ lực cố gắng hơn, từng bước vượt qua những thách thức trong việc điều hành doanh nghiệp", chị Châu Thị Nhớ tâm sự.

Sinh ra và lớn lên ở Huế, trưởng thành trong gia đình làm kinh doanh, ra trường, Châu Thị Nhớ có thời gian dài (20 năm) làm việc tại TP. Hồ Chí Minh ở nhiều vị trí: quản lý dự án, trợ lý giám đốc, trưởng đại diện văn phòng tại Việt Nam của các công ty nước ngoài…

Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm, năm 2013, chị quyết định quay về và đầu quân cho Sóng Việt, đảm nhiệm vị trí CEO-Giám đốc điều hành.

Kinh doanh lĩnh vực phi hàng không, Sóng Việt hiện có 6.000 mặt hàng, nhân sự 40 người, chủ yếu là nữ và có nhiều đối thủ cạnh tranh.

“Thú thật mình gặp nhiều áp lực khi phải điều hành, lo toan, quán xuyến doanh nghiệp. Nhưng bản thân đã xác định trước áp lực và khó khăn, xem đó như là cơ hội để phát triển bản thân. Tôi cùng nhân viên công ty phấn đấu làm sao để doanh thu luôn đạt, nhân sự luôn chuẩn, kế hoạch hoàn thành như dự kiến”- chị Châu Thị Nhớ tâm sự.

Với phương châm, không chỉ bán hàng mà còn quảng bá hình ảnh con người, sản phẩm của Huế, của Việt Nam đến du khách quốc tế, Sóng Việt trực tiếp đặt hàng cơ sở sản xuất chứ không lấy đại trà ở chợ để đảm bảo chất lượng, tăng giá trị sản phẩm; đưa những sản phẩm riêng biệt vào thị trường để tăng tính cạnh tranh; liên kết để thêm nguồn khách. Hiện, doanh số mỗi năm của Sóng Việt Huế trên 10 tỷ đồng, đóng thuế cho Nhà nước gần 1 tỷ đồng.

Với chị Châu Thị Nhớ, áp lực của một CEO nữ so với nam giới chắc chắn nhiều hơn, nhưng quan trọng là phải biết dung hòa giữa gia đình và công việc, không ngừng phấn đấu, nỗ lực để giành được thành công”.

MINH NGUYÊN - LIÊN MINH (Thực hiện)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tôn vinh những trái tim tình nguyện
Tôn vinh những trái tim tình nguyện

Chiều 30/12, Cộng đồng Tình nguyện Việt Nam tổ chức buổi họp báo về Chương trình “Festival Kết nối những trái tim tình nguyện” lần thứ V và Lễ tôn vinh "Tuổi trẻ cống hiến vì cộng đồng" năm 2022 được tổ chức tại TP. Huế.

Những giấc mộng vàng
Những giấc mộng vàng

Bất kể đội bóng nào góp mặt ở vòng bán kết nâng cao cúp vàng cuối giải đấu cũng mang nhiều ý nghĩa. Đó là lần đầu tiên cho một đội bóng như, Morocco, Croatia hay cũng là lần đầu tiên cho một ngôi sao, đặc biệt là Messi.

Phần thưởng cho những cống hiến
Phần thưởng cho những cống hiến

Vượt qua hàng trăm doanh nghiệp (DN) thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cũng như những chính sách chăm lo đời sống cho người lao động (NLĐ), Công ty Scavi Huế và Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế (HueWACO) vinh dự được BHXH Việt Nam tặng bằng khen.

Để người cao tuổi luôn có ích cho xã hội
Để người cao tuổi luôn có ích cho xã hội

Cùng với sự đồng hành của Hội Người cao tuổi (NCT) các cấp, không chỉ trở thành tấm gương sáng cho con cháu noi theo, nhiều hội viên NCT đã phát huy vai trò, khả năng của mình, tiếp tục tích cực cống hiến, đóng góp công sức trong các phong trào xây dựng quê hương.

Mong ước được tái định cư
Mong ước được tái định cư

Có hộ khẩu và nhà ở riêng nằm trên mảnh đất chung của cha mẹ cho, nhưng khi đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB) lại không được bố trí tái định cư (TĐC) hộ phụ.